Công Cụ “Khai Vấn Tâm Trí” (Mindful Coaching) trong việc chia sẽ Thánh Kinh [Chứng Đạo] cho Người mới bắt đầu tin Chúa.

 


TÓM TẮT

Đừng khuôn rập theo đời nầy, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình, để phân biệt đâu là ý muốn tốt đẹp, vừa lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.  (Rô-ma 12:2, VIE2010)

Qúa trình Chứng đạo trong hơn 18 năm, xác định những chướng ngại theo quan sát không đến nhiều từ sự khác biệt về văn hóa, hay nền tảng Tâm linh, nhưng lại xuất phát từ bên trong con người, từ những tổn thương của quá khứ cùng với việc thiếu hiểu biết và không nhận thức về nó, những Khuôn mẫu tư duy[1] hình thành và là Nan đề khiến người học Đạo trở nên loay hoay và khó phát triển đời sống Đức tin cá nhân của mình.

Về ‘Chánh niệm’ [Mindfulness], một từ có thể gây hiểu nhầm bởi nguồn gốc của nó [từ Phật giáo] với những triết lý mâu thuẫn với một Người tin Chúa, nhưng phạm vi của bài Khảo luận, tác giả chỉ nhắm đến cách thức của công cụ này và tính hiệu quả của nó trong quá trình nhận thức lời Chúa vào trong lòng người, cũng xét trong văn hóa Việt Nam nói riêng, “truyền thống Phật giáo’ đã tạo nên khái niệm này và nó mang lại một sự “gần gũi’ nhất định khi được đề cập đến, nhưng dưới góc nhìn của Tâm Lý Học, nó cũng đã mang lại những lợi ích nhất định về sức khỏe tinh thần[2] đáng để tham khảo và học hỏi. Thực hành Chánh Niệm bao gồm thực hành Sự hiện diện trọn vẹn Tâm Trí và Sự tĩnh Lặng bên trong.

Về sự Khai Vấn [Coaching], trong quyển sách Hướng Dẫn Khai Vấn, tác giả Julie Starr cũng đã đưa ra khái niệm về thuật ngữ này rằng: Khai vấn là một sự trò chuyện, một loạt các cuộc nói chuyện, giữa người với người. Người Khai vấn chú tâm vào việc tạo nên những cuộc đối thoại mang lại lợi ích cho người được khai vấn, theo cái cách mà họ có thể tiếp nhận qua phương pháp và quá trình học hỏi. Qúa trình này [Khai vấn] có thể diễn ra theo nhiều cách và môi trường khác nhau, nó có nhiều hình thái để thể hiện, trong giới hạn của những hoạt động con người.[3] Đặc điểm nổi bật của Khai Vấn chính là Đặt câu hỏi, Đức Chúa Jêsus Christ đã sử dụng các câu hỏi chất lượng được ghi chép lại. Theo thống kê của Kinh thánh trong Phúc Âm Cộng Quan [Synoptic Gospel] tùy theo bản dịch khác nhau, có 295[4] (và 307[5] tùy theo bản dịch) câu hỏi từ Đức Chúa Jêsus, nhưng ngược lại các câu hỏi dành cho Chúa thì ít hơn, có 183[6] câu hỏi tổng cộng.  Và Ngài là một nhà Khai Vấn tuyệt vời để giúp cho một người nhìn thấy được bản thân mình qua những Câu hỏi của Ngài, không phải là Tư vấn, Cố vấn, hay ‘làm thay’ nhưng cái chính là người đó sẽ tự đứng lên bởi Đức tin của mình.  Sự phối hợp hai phần “Khai Vấn” & “Chánh Niệm”, người viết sẽ sử dụng thuật ngữ “Khai vấn Tâm trí” nhằm nói đến sự làm việc của cả hai quá trình này, cũng như sự làm việc của mối quan hệ giữa Chứng Đạo viên với người học Đạo. Sự Khai vấn trên một Tâm trí sẵn sàng đổi mới [qua thực hành Hiện diện trọn vẹn và Tĩnh lặng], sau khi đã khám phá và làm việc được những Khuôn mẫu Tư duy, mang đến sự làm việc sâu giữa Lời Chúa với tấm lòng người học.

DẪN NHẬP

Quá trình Chứng đạo [Evangelism][7], cụ thể trong công tác chia sẽ Thánh Kinh cho người học Đạo Chúa, bằng phương pháp kết hơp giữa Khai Vấn [Coaching] và ‘Chánh Niệm’ [Mindfulness]. Nhằm tận dụng tính hiệu quả của công cụ này[8] và nhấn mạnh vào phương pháp để hỗ trợ quá trình tiếp nhận sâu lời Chúa vào trong lòng.[9]  Nhưng điều này không đảm bảo việc một người học Đạo Chúa sẽ trở nên là người Tin Chúa, vì Đức Chúa Trời sẽ là Đấng duy nhất biết “lần gieo nào thành công”[10], và “làm cho cây lớn lên”[11], tuy nhiên trong phạm vi công việc của một người nông dân, luôn cải tiến công cụ của mình không chỉ là một trách nhiệm, nhưng hơn cả, đó là tấm lòng của một người làm công dành cho Chủ [Đức Chúa Trời] của mình, và dành cho một người đang hư mất đang hiện diện trước mặt. Khảo luận hướng đến trả lời câu hỏi “Làm sao để một người có thể tiếp nhận sâu lời Chúa vào trong lòng?”, để một người thực sự ‘Biết Chúa’ chứ không phải chỉ là ‘Quen Chúa’. Trong Ma-thi-ơ 7: 21-23 chữ Biết mà Đức Chúa Jêsus dùng là ginṓskō, nghĩa là sự biết qua mối quan hệ trực tiếp và cá nhân một cách thân mật[12]. Và đôi khi sự nhầm lẫn diễn ra là mình nghĩ và tin rằng mình cũng biết rõ Chúa của mình như vậy. Rõ ràng đây là việc vô cùng hệ trọng đối với đời sống Thuộc linh của một người, đủ quan trọng để khiến cho việc đặt nền tảng đầu tiên [là việc học Đạo], từ những ngày đầu tin Chúa cho đến sau cùng. Những quan điểm khác nhau về “Chứng Đạo” [Evangelism] được đề cập trong sách cùng tên với hình thức “Chứng Đạo là Sự Hiện Diện Của Cơ Đốc Nhân”, chỉ tập trung vào Tâm linh của bản thân, nhưng không bao giờ chia sẽ niềm tin.[13] Hoặc sẽ chọn “Chứng Đạo Là Công Bố Sứ Điệp Phúc Âm”[14] với sự biến hóa, sáng tạo trong cách phổ biến Phúc âm nhưng không quan tâm lắm đến việc họ có thực sự đang chú ý lắng nghe thông điệp. Hay hình thức “Chứng Đạo Là Trình Bày Phúc Âm và Khuyên Mời Tội Nhân Đặt Đức Tin Nơi Chúa Cứu Thế”[15], không dừng lại việc chỉ hiện diện hay truyền bá thông điệp, nhưng mang lại sự kết nối giữa người học Đạo trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời, tạo nên sự hoán cải [đổi mới/ transformation][16], nên việc nhận ra sự cần thiết cần có một phương pháp để thực sự góp phần vào quá trình Hoán cải này của một người, trong khi họ được sinh ra và lớn lên trong quá nhiều vấn đề, tổn thương và thành kiến xã hội[17] là điều Khảo luận này cố gắng để trả lời.
Sự đổi mới Tâm trí trong Ro-ma 12:2anakaínōsis được ghép bởi 2 từ aná [ hoàn thành một quy trình] bởi việc tăng cường thêm kain [làm tươi mới]; “một sự phát triển mới, làm mới bởi quyền năng của Đức Chúa Trời.” Trong sách Chứng Đạo (Evangelism) của Viện Thần Học Việt Nam, mô tả các Phương pháp Chứng đạo trước kia với các ưu nhược điểm trong việc dạy Thánh Kinh, tuy nhiên các phương pháp cũng chưa thực sự đưa ra một đường hướng để đưa sâu lời Chúa vào bên trong Tâm trí người học, như “Phương Pháp Chứng Đạo của C.S.Lovett., "Kế Hoạch Cứu Rỗi Qua Những Câu Thánh Kinh", “Bốn Định Luật Thuộc Linh Của Bill Bright” Hay “Nỗ Lực Truyền Bá Phúc Âm (D.James Kennedy)”[18] và Sự Chứng Đạo Qua Xây Dựng Mối Quan Hệ Tình Bạn[19]. Qúa trình thực hành sự ‘Hoán cải’ này sẽ đi qua hai bước Hiện Diện Hoàn Toàn và thực hành sự Tĩnh Lặng của Tâm Trí.
Câu Chuyện Của Ma-thê và Ma-ri Trong Lu-ca 10: 41-42 thể hiện nguyên tắc “Hiện diện trọn vẹn”[20] và nguồn gốc của thực hành này [Hiện diện tâm trí] hướng đến sự Tập trung. Trong khi một số hình thái mà những người thực hiện không cần thiết phải thu hẹp sự tập trung vào một đối tượng [được đề cập đến], hay suy nghĩ nhưng thực hành hướng dẫn chuyển sự tập trung khi bị sao lãng.[21] Trong bối cảnh này, Chúa Jêsus đã chỉ ra cho thấy sự chi phối là nguyên nhân của lo âu và phản ứng của Ma-thê, tuy nhiên Ma-ri đã chọn sự hiện diện trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại này để nhận lấy những giá trị tâm linh từ Đức Chúa Jêsus. Thánh kinh dùng từ merimnáō[22] nghĩa là ‘lo lắng’, với nghĩa gốc là ‘bị chia thành từng phần nhỏ’, ‘bị kéo ra các hướng khác nhau’. Và thorubeo[23] dịch nghĩa là ‘bối rối’, với nghĩa gốc là ‘tạo nên sự chấn động ồn ào, xao động, xáo trộn”. Và đây là điều đã khiến Ma-thê không sẵn sàng. “Hiện diện trọn vẹn, không có nghĩa là mười phút nữa, hay là ngày mai”[24]. Nhưng “trạng thái này nâng cao nhận thức về những trải nghiệm, bên trong và bên ngoài [cơ thể]”[25]. Thực hành sự hiện diện qua Các câu hỏi gợi ý của Chứng đạo viên dành cho người học trước khi bắt đầu buổi trò chuyện: (1) Điều quan trọng với bạn ngay bây giờ là gì? (2) Bạn muốn buông bỏ điều gì ngay thời điểm hiện tại? (3) Bạn sẽ chọn mình là người như thế nào bây giờ?
Thực hành này là một quá trình, có thể xuyên suốt trong hành trình học Đạo, để có thể đương đầu với những Khuôn mẫu Tư duy, Trong quyển sách của mình, John Brashaw mô tả hành vi, phản ứng của con người bắt đầu từ khi còn thơ trẻ, đây là cách một đứa trẻ được trang bị để chống đỡ các đe dọa và các tình huống không thể chịu đựng được khi chúng không nhận thức rõ chúng. Freud gọi khả năng này là “Bản ngã chống đỡ”, và khi nó hình thành thì sẽ hoạt động một cách tự động và không ý thức.[26]  Sự phản ứng cũng xuất phát từ việc quá tập trụng vào mục đích của bản thân, đến mức tìm mọi cách để thúc ép người khác [hoặc chính mình] làm điều mình muốn.[27] Trong một nghiên cứu của Kabat-Zinn được mô tả trong luận án của McGarvey, đưa đến kết luận rằng, thực hành Chánh niệm thường xuyên có liên hệ với việc giảm thiểu những lo âu, căng thẳng qua nhịp tim, hơi thở và huyết áp.[28]. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn đồng tình với thực hành Thiền định, tập trung vào hơi thở và cho rằng điều này có thể khiến con người trở nên yêu thương hơn, nhân từ hơn, do đó đưa ra những ‘hành vi’ tốt. Một nghiên cứu của John Bradshaw có thể là một gợi ý tốt dành cho người học khi suy tư về những Nan đề [Khuôn mẫu tư duy] của mình theo các bước: (1) Chúng ta thừa nhận mình bất lực với mọi hành vi thúc ép và cuộc sống của chúng ta đã trở nên không thể quản lý được. (2) Chúng ta tin rằng, sức mạnh lớn hơn bản thân có thể phục hồi lại sự sáng suốt của ta. (3) Chúng ta thực hiện quyết định chuyển giao ý chí và cuộc sống của mình sang sự chăm sóc của Đấng Tạo Hóa khi ta hiểu Ngài.[29] “Khi chúng ta chia sẽ Phúc Âm, chúng ta không có giao tiếp với chân không. Một phần của giao tiếp bao gồm cả hiểu biết về quan điểm của người khác, cách mà họ nhìn thế giới xung quanh họ … sự chăm sóc, giai đoạn cuộc sống, trải nghiệm cá nhân, ân tứ thuộc linh, và văn hóa định hình nên góc nhìn và giá trị của họ”.[30] Chứng đạo viên có thể tham khảo thêm sách Bàn Tay Giúp Đỡ của Anthony Yeo, và bảng câu hỏi trong quyển sách Reinventing Your Life của Jefferey và Janet S. Klosko để có cái hiểu đầy đủ hơn và xác định được người học có “Khuôn Mẫu Tư Duy” phổ biến nào trong những cái dưới đây:
“Một người cố vấn là người cung cấp một mô phỏng, với sự giám sát chặt chẽ làm việc trên những dự án đặc biệt, sự giúp đỡ mang tính chất cá nhân trong nhiều lĩnh vực – dìu dắt, khuyến khích, sửa sai, đối chất và kêu gọi sự giải trình …”[42] Nhưng Khai vấn bằng một cách nào đó, cũng có phần Tư vấn trong quá trình thực hiện , trong cách thức tổ chức thì công việc này [Tư vấn] được trả phí để đưa ra các phân tích và lời khuyên nhưng thực ra người thực hiện khai vấn không tham gia Chẩn đoán hay đưa lời khuyên, không cần bạn là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nhưng cần các kỹ năng Lắng nghe, Hiểu biết và hướng dẫn được một người nhìn vào được tình trạng hiện tại của mình, tự tìm kiếm sự kết luận cho hiện trạng này và tự tìm ra hướng phải đi, và người Khai vấn lúc này trong vai trò cổ vũ và khuyến khích hành động[43]. Một yếu tố quan trọng đầu tiên trong Khai vấn là Tạo dựng Mối quan hệ,  “Mối quan hệ trong Khai Vấn được mô tả về một sự hiện diện ấm áp trong một cuộc đối thoại, và nó tác động đến sự “liên kết” hay “kết nối’ đến không khí của sự trao đổi.”[44] Trong bối cảnh của văn hóa địa phương [tính Á Đông], sự tin tưởng lẫn nhau và gần gũi đủ có thể ngồi xuống chia sẽ Phúc Âm, “những người lãnh đạo đáng tin cậy ảnh hưởng đến người đi theo qua một cách rất tự nhiên, chân thật và trong sáng … họ [người lãnh đạo] đáng tin vì đã hiện diện đúng với bản chất chân thật của họ.”[45] Mối quan hệ tình bạn là cách hiệu quả … để xây trên nó những đối thoại về Đức Chúa Jêsus, và hy vọng rằng điều này đi được đến cùng. Chúng ta làm chứng cho Lời nói và Hành động, cuộc sống thật và môi miệng [lời nói, ngôn từ] … Một sự xa lạ hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp này, [46]
Thực Hành Khai Vấn - Chuyển từ Kể Chuyện sang Đặt Câu Hỏi.
Con người một cách tự nhiên sẽ có khuynh hướng Kể nhiều hơn là đặt câu hỏi, Khai vấn sẽ là người sẽ đặt câu hỏi chất lượng nhiều hơn là hình thức kể chuyện.[47] Đây là cách cho người học đối thoại với Lời Thánh Kinh, với chính bản thân mình, với chính Nan đề của mình… và chính họ tìm câu trả lời, và giải quyết vấn đề của họ bằng lời Thánh Kinh. Trong đối thoại khai vấn, thì Phản hồi có sự ủng hộ, không phải đối đầu. Là “một trong những điều tuyệt vời của mối quan hệ khai vấn là giúp đỡ cho người được khai vấn trải nghiệm những góc nhìn khác nhau về chính bản thân họ và hiện trạng của mình … người Khai vấn đưa ra các góc nhìn về chính bản thân người được hai vấn và đóng góp thêm cho hình ảnh và trải nhiệm của họ [người được khai vấn].” Phản hồi tốt nhất và cần thiết nhất là soi chiếu dưới góc nhìn của Thánh Kinh trên sự việc hay Nan đề đang được đưa ra. và tránh những tranh cãi không xây dựng Đức tin, như lời dặn dò của Phao-lô dành cho Tít trong Tít 3:9.

“Sử dụng mô hình này với mặc định mình đã có mối quan hệ đồng hành với người được khai vấn, được làm rõ về những thành kiến, và đã có sự đồng ý giữa hai bên để thực hiện … Chính giữa mô hình này là Đức Chúa Jêsus, chúng ta sẽ cam kết cầu nguyện và cầu xin Ngài thay đổi cuộc sống của chúng ta, làm việc trên những điều Ngài mong muốn thông qua những điều chúng ta có và được dạy dỗ”[49]


 



[19] Rodenberg, Neil William and D.Min, “Friendship Evangelism Strategies: A Biblical and Results Assessment”, Ph.D. Diss., Dallas Theological Seminary, 1990 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

Mô hình kết hợp giữa Khai Vấn và sự làm việc của Tâm Trí [Chánh Niệm] ở góc nhìn của Tâm Lý Học, tìm kiếm Tính Hiệu Qủa Công Cụ này [Khai Vấn Tâm Trí] Để Nhận Biết Ý Muốn Của Đức Chúa Trời qua Việc Chia Sẽ Thánh Kinh cho Người mới bắt đầu tin Chúa. Sự Khai Vấn bắt đầu sau khi người học Thực hành làm việc với Tâm trí của mình, qua sự Hiện diện trọn vẹn và luyện tập sự Tĩnh lặng bên trong, đây là một cách để Lời Chúa sẵn sàng để đi sâu vào Tâm trí người học. Qúa trình này có thể kéo dài, vì một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình nhận thức Đạo, là những “Khuôn mẫu tư duy”, hình thành từ thời thơ ấu, đi qua các biến cố của cuộc sống, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận hay hành động. Khởi đầu của quá trình sẽ là sẵn sàng để đương đầu với những ‘Khuôn mẫu’ này.

THỰC HÀNH SỰ LÀM VIỆC CỦA TÂM TRÍ

Thực Hành Sự Hiện Diện Hoàn Toàn Của Tâm Trí

Thực Hành Sự Tĩnh Lặng Của Tâm Trí  

Đức Giê-hô-va sẽ chiến đấu cho anh em, còn anh em cứ yên lặng.” (Xuất Ai Cập 14:14, VIE2010)

Bị Bỏ Rơi : “là cảm giác người mình yêu thương sẽ rời bỏ mình, và mình sẽ kết thúc với cảm nhận cô độc mãi mãi … Bởi vì niềm tin này, bạn có thể gắn chặt với người mà bạn cảm thấy gần gũi rất lớn.”[31]

Sự Ngờ Vực và Lạm Dụng: “Là một sự mong đợi người khác sẽ làm tổn thương và lạm dụng mình bằng một cách nào đó … bạn sẽ che dấu đằng sau bức tường ‘Sự Ngờ Vực’ để bảo vệ chính mình. Bạn sẽ không cho phép người khác đến quá gần bản thân.”[32]

Lệ Thuộc: “Bạn sẽ cảm thấy không chắc chắn trong việc quản lý đời sống hằng ngày trong một cách phù hợp, mà không có sự hỗ trợ từ người khác. Bạn lệ thuộc và người khác như một cái nạng và bạn cần sự giúp đỡ thường xuyên.”[33].

Dễ Bị Tổn Thương [Nhạy Cảm] : “Chúng ta sống trong nỗi sợ … và cảm thấy không an toàn trong thế giới … bạn như một đứa trẻ tạo nên trong nỗi sợ thế giới là một nơi nguy hiểm … và bạn sợ hãi thái quá và không thực thế, và [những nỗi sợ đó] chúng sẽ điểu khiển cuộc sống của bạn, làm tiêu hao năng lượng để tìm kiếm cho mình cảm giác được an toàn.”[34]

Cảm Xúc Bị Tước Đoạt :“Là tin rằng những nhu cầu của yêu thương sẽ không được đáp ứng [cho mình] một cách phù hợp. Bạn cảm thấy rằng không ai thực sự là đang quan tâm hay hiểu những cảm xúc bên trong.”[35]

Sự Cô Lập:  “Bạn không thuộc về một nhóm. Có lẽ bạn có những đặc tính không phổ biến khiến mình cảm thấy khác biệt bằng một cách nào đấy … do đó bạn cảm thấy rằng mình không được xã hội yêu thích.”[36]

[Mặc cảm] Khiếm Khuyết : “Bạn tin rằng mình không được yêu thương bởi bất kỳ người gần gũi và hiểu bạn. Những khiếm khuyết bị bóc trần … và thật khó để có thể gần gũi một ai đó hoặc ai đó giá trị bạn, bạn mong chờ sự từ chối”[37] [Mặc cảm] Thất Bại : “Bạn được gọi là “ngu ngốc”, “kém cỏi” hay “lười biếng”. Khi trưởng thành, bạn giữ nếp nghĩ này và thổi phồng mức độ thất bại và hành xử theo cách mà nó sẽ trở thành [tiếp tục thất bại].”[38]

[Bị] Khuất Phục: “Bạn dâng hiến mọi nhu cầu và khao khát để chiếm được sự hài lòng của người khác. Bạn cho phép họ kiểm soát cuộc sống của mình.”[39]

Tiêu Chuẩn Khắc Nghiệt: “Bạn đeo đuổi sự mong đợi hoàn hảo và cực đoan … Bạn cũng áp dụng những tiêu chuẩn cứng nhắc này lên người khác cùng với sự phát xét”[40]

Lộng Quyền: “Điều này đi cùng với khả năng chấp nhận những giới hạn thực tế. Những người có khuôn mẫu này cảm thấy mình là đặc biệt [luôn có ngoại lệ cho mình]. Họ cứng nhắc với những gì mình làm, nói hay muốn ngày lập tức những gì họ muốn.”[41]

Thực hành Hiện diện trọn vẹn và Sự tĩnh lặng, nhằm đương đầu với những chi phối, cụ thể là những ‘Khuôn mẫu tư duy’, một sự chuẩn bị ban đầu của Tâm trí trước khi tiến hành đối thoại Khai vấn cho buổi học Thánh Kinh.

THỰC HÀNH KHAI VẤN

Khi Tâm trí đã sẵn sàng, sự hiện diện hoàn toàn của người học ở buổi học, và giảm thiểu mọi sự chi phối bằng lời cầu nguyện cũng như các bước được mô tả ở phần trên theo gợi ý của Bradshaw. Thì quá trình Khai vấn như một cơ hội để dưa Lời Chúa vào một Tâm trí đang ‘mở’.

Các Bước Thực Hành Theo Mô Hình Con Đường Tâm Thức [Mental Road Map]

Việc thực hành trên một Tâm trí Hoán cải, được đổi mới sau quá trình Hiện diện hoàn toàn và Tĩnh lặng của Tâm trí, được làm rõ và chiến thắng được các Khuôn mẫu Tư duy ngăn cản. Bước tiếp theo là những thực tế làm việc trên các yếu tố xoay quanh Chúa Jêsus được Collins định nghĩa khá rõ ràng cùng các bước làm việc, cách thức thực hiện không như một công việc leo lên từng nấc thang theo từng bước, nhưng mô hình này hướng chúng ta di chuyển vòng tròn. Mối quan hệ cần được đồng hành chặt chẽ.[48] (hình minh họa, trích trong sách Christian Coaching (Collins))

Với bước đầu tiên là Làm rõ các Nan đề[50] với câu hỏi Tại sao?, bởi nó có khuynh hướng hướng đến những kiểu tư duy phân tích, bào chữa, phòng thủ, hay khơi gợi quá khứ. Nhưng loại câu hỏi này tốt hơn lúc bắt đầu hơn là loại Ai? Cái gì? Khi nào? Thế nào?  hay Ở đâu?

Bạn có ý gì khi nói điều này…? Khi đưa ra các câu hỏi, hướng người được Khai vấn về điều họ muốn trở thành. Đừng vội suy nghĩ về kế hoạch hành động, nhưng lướt qua về tương lai [người được khai vấn mong muốn trở thành] để làm rõ sâu hơn về Nan đề, bắt đầu gieo hy vọng, và ám chỉ rằng vấn đề sẽ được giải quyết được.[51] Bước thứ hai là quá trình Gia tăng nhận thức[52] bằng cách chuyển sang những góc nhìn mới [bằng cách đặt thêm các câu hỏi], hướng người được Khai vấn nhận thức được bản thân mình về trong khoảnh khắc hiện tại. Những điểm mạnh, điểm yếu, những giá trị, đam mê, các mong đợi…Bước tiếp theo là Tập trung vào Tương Lai, với các đặt vấn đề: (1) Những điều gì có thể thay đổi? và (2) cái gì nên thay đổi? Chứng đạo viên sử dụng câu hỏi, thử thách viết tầm nhìn, hướng vào tương lai, vì lý tưởng nó sẽ quyết định cách mà mình sẽ sống ngày hôm nay. Những Câu hỏi sự thật[53] như, “Nếu như bạn chỉ có một ngày để sống, sau 24 giờ mọi thứ sẽ kết thúc, bạn sẽ xuất hiện như thế nào? Bạn sẽ gặp ai? Bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ làm một người như thế nào?” Tiếp theo là lập một Kế hoạch Hành động nhằm cố gắng để trả lời những câu hỏi khó như là : “Mục tiêu này đủ cụ thể đến và bạn biết chính xác những gì cần làm để nó được hoàn tất?” hay “Làm sao bạn biết là bạn đã đạt được mục tiêu của mình, “chứng cứ” cụ thể nào cho rằng bạn đã thành công với mục tiêu này?”[54].Tiến hành Hành Động cho những kế hoạch được xảy ra, và thử đo theo tỷ lệ từ 1 đến 10, theo bạn khả năng nào của bạn thể hiện bạn sẵn sàng [ở mức nào]? [55] các bài học sẽ theo khung sườn này để có thể tiến hành.

KẾT LUẬN

Như vậy, thực hành sự Hiện hiện trọn vẹn và Tĩnh Lặng của Tâm trí là một cách thực hành được nói đến trong thực hành "Chánh Niệm" của Phật giáo, nhưng không có nghĩa nó có nguồn gốc, quan điểm dựa trên tôn giáo này. Tất cả đã được hiện diện từ Thánh Kinh, và không thể nhầm lẫn để rơi vào sự tranh luận về hình thức này [Chánh Niệm]. Các thực hành đã được chứng minh và thí nghiệm từ quan điểm Tâm Lý học, sự Hiện diện trọn vẹn và Thực hành Tĩnh Lặng của Tâm Trí, kết hợp với Khai vấn dùng Câu Hỏi là môt phương pháp khá hiệu quả mà người viết Khảo luận này đã trải nghiệm qua, trong chính công tác của mình nhiều năm hầu việc Chúa. Song song là các bước thực hành từ việc xác định các Nan đề [Khuôn mẫu Tư duy] cho đến lập Kế hoạch Chiến lược và Hành động, tùy vào mỗi bài học Thánh Kinh, người học Đạo thực hành lời Chúa trong đời sống cá nhân với một Tâm trí khác với một Tâm trí Khuôn mẫu, là một cách để hạt giống Đạo thực sự nảy mầm và có cơ hội lớn lên, Thực hành Khai Vấn Tâm Trí đã và đang mang lại một hiệu quả nhất định trong quá trình Chứng Đạo cá nhân. Nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời chỉ có thể qua sự Hoán cải Tâm trí, và không thể dùng 'Khuôn mẫu Tư Duy' của chính mình, hay của thế giới. Sự phát triển của Y học, của Tâm Lý học Thần Kinh, hay các phương pháp huấn luyện, đào tạo là những cơ sở đáng tin cậy để Phương Pháp Khai Vấn Tâm Trí dựa vào để phát triển, trở thành một cách thức nữa trong nhiều cách thức khác nhau. Với mục đích cuối nhằm để Chứng đạo viên tiếp cận, và cũng cho chính người học Đạo có thêm sự làm việc sâu bên trong lòng.

“ Sự thật của tin mừng rằng, mối quan hệ với Đức Chúa Trời  mà Ngài đã mang đến là niềm vui. Do đó chúng ta nên vui mừng để cho mọi người biết rằng nếu họ ăn năn và đặt đức tin [vào Ngài ] họ sẽ được cứu.”[56] Khảo luận mang ra một phương thức hành động mới để Lời Chúa thực sự tương tác với Tâm trí con người ở mức độ đủ sâu, và cầu mong sự lớn lên của hạt giống nảy mầm bên trong tấm lòng người học.

THƯ MỤC

Berger, Jonah (Phạm Trúc Quỳnh dịch). Thay Đổi Tâm Trí Bất Kỳ Ai: Gỡ Bỏ Rào Cản Tâm Lý Để Tạo Ra Bước Nhảy Vọt Trong Cuộc Sống. Hà Nội: NXB Công Thương, 2019.

Bible Hub: Search, Read, Study the Bible in Many Languages. n.d. http://www.biblehub.com (accessed 11 2023).

Bradshaw, John. Bradshaw on: The Family - a New Way of Creating Solid Self-Esteem. Florida: Health Communication, 1996.

Collins, Gary R. Christian Coaching : Helping Others Turn Potential Into Reality. USA: NavPress, 2001.

Denver, Mark. The Gospel & Personal Evangelism. USA: Crossway Books, 2007.

F.Symington, Scott H. Symington and Melissa. "A Christian Model of Mindfullness: Using Mindfulness Principles to Support Pyschological Well-Being, Value-Base Behavior, and the Christian Spiritual Journey." Journal of Psychology and Christianity 31, no. 1 (2012): 71-77.

Gorc, Craig A. "An Investigation into the Usefulness of a Coaching Approach along the Engel Scale to Assist People on Their Faith Journey at Cedar Park Church." Ph.D. Assemblies of God Theological Serminary, 2019.

Harper, David. A to Z Mindfulness for Christians: a Helpful, Accessible, Interesting Book to Help Christians Explore Mindfulness and How it Might Complement and Enhance Your Faith and Spirituality. UK: John Hunt Publishing, 2023.

Hook, Jonathan. "Can Christians Practice Mindfulness Without Compromising Their Conviction?" Christian Association for Psychological Studies 37, no. 3 (2018): 247-255.

Jefferey E. Young and Janet S. Klosko. Reinventing Your Life: The Breakthrough Program to End Negative Behavior... and Feel Great Again. A Plume Book, 1993.

John, A. Montgomery. "Exploring the Concept of Influence in Christian Disciple-Making: Toward the Development of a Theory of Disciple-Making Leadership." Ph.D.Diss. Dallas Baptist University, 2018.

John, Dear. The Questions of Jesus: Challenging Ourselves to Discover Life's Great Answers. New York: Doubleday, 2004.

McGarvey, Metta Karuna. "Mindfulness Practices and Emotional Development in Adult life: A developmental Framework for Research and Teaching." Ph.D.Diss. Harvard University, 2010.

Neil William Rodenberg, D.Min. "Friendship Evangelism Strategies: A Biblical and Results Assessment." Dallas Theological Serminary. University Microfilms International, May 1990.

Nguyễn Hương Thủy tuyển soạn. Người Việt: Phẩm Chất & Thói Hư - Tật Xấu. Hà Nội: NXB Thanh Niên - Báo Tiền Phong, 2009.

Rodenberg, Neil William and D.Min. "Friendship Evangelism Strategies: A Biblical and Results Assessment." Ph.D.Diss. Dallas Theological Seminary, 1990.

Ruby Nguyễn. Khai Vấn Tỉnh Thức [Mindful Coaching]. n.d. https://www.rni.institute/ (accessed Oct. 2023).

Stan, Guthrie. All That Jesus Asks: How His Questions Can Teach and Transform Us. Grand Rapid: Baker, 2010.

Starr, Jullie. The Coaching Manual: The Definitive Guide to The Process, Principles and Skills of Personal Coaching. 2nd. Great Bristain: Pearson Education Limited, 2008.

Tuan, Thanh Le. "Where the Cuture is the Counsel: An Appraisal of Buddhism and Christians Religious Systems and Their Cutures to Assess Counseling Methodology and Concept." Ph.D.Diss. . University of Louisiana, 2015.

UUC. Chứng Đạo (Evangelism). California: Union University of California, 2004.

Will, McRaney Jr. The Art of Personal Evangelism: Sharing Jesus in a Changing Culture. USA: B&H Publishing Group, 2003.

**********
 "...họ nhiệt thành tiếp nhận đạo, ngày nào cũng nghiên cứu Kinh Thánh để xét xem lời giảng có đúng không."  (Công vụ 17: 11, VIE2010)

Bạn hãy đảm bảo rằng bạn luôn đọc Kinh thánh của mình trước, dành thời gian để kiểm chứng dưới ánh sáng của Chân Lý, khi đọc tất cả những bài viết tại đây.

**********

Chú giải:

[1] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko. Reinventing Your Life. USA: A Plume Book,1993 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[2] Hoover, Jonathan. “Can Christians Practice Mindfulness Without Compromising Their Conviction?” Journal of Psychology and Christianity, Vol 37, No.3 (2008): 247-255 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[3] Starr, Julie, The Coaching Manual: The Definitive Guide to The Process, Principles and Skills of Personal Coaching,2ndGreat Britain: Pearson Education Limited, 2008

[4] Stan, Guthrie, All that Jesus Asks: How His Questions Can Teach and Transform Us (Grand Rapids, MI: Baker, 2010), 309, Kindle

[5] John Dear. The Questions of Jesus: Challenging Ourselves to Discover Life’s Great Answers (New York, NY: Doubleday, 2004), 114-115, Kindle

[6] Xem Appendix C: The Questions of Jesus trích trong Gorc, Craig A.,139-168 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[7] Viện Thần Học Việt Nam. Chứng Đạo (Evangelism). (California: Union University of California), 2004

[8] Hoover, Jonathan. “Can Christians Practice Mindfulness Without Compromising Their Conviction?” Journal of Psychology and Christianity, Vol.37, No.3 (2008): 247-255 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[9] Xem Tuan, Thanh Le. “Where the Culture is the Counsel: An Appraisal of Buddhism and Christians Religious Systems and Their Cultures to Assess Counseling Methodology and Concept”, Ph.D.Diss., University of Louisiana, 2015, 143 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[10] Truyền Đạo 11:6, VIE2010

[11], I Cô-rinh-tô 3:6, VIE2010 .

[12] HELPS Word-studies. “1097. Ginóskó”. Bible hub. Online. truy cập ngày 13.11.2013, https://biblehub.com/greek/1097.htm (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[13] Xem Viện Thần Học Việt Nam. 33

[14] Xem Viện Thần Học Việt Nam. 34

[15] Xem Viện Thần Học Việt Nam. 34

[16] Ro-ma 12:2, VIE2010

[17] Nguyễn Hương Thủy tuyển soạn, Người Việt: Phẩm Chất & Thói Hư – Tật Xấu, (Hà Nội: NXB Thanh Niên-Báo Tiền Phong, 2009

[18] Viện Thần Học Việt Nam. Chứng Đạo (Evangelism). (California: Union University of California), 2004

[20] Ruby Nguyễn. “Làm Việc Sâu Bên Trong”. Khai Vấn Tỉnh Thức. Truy Cập Ngày 07/11/2023. https://www.rni.institute/products/the-mindful-coach/categories/2151323323

[21] Hoover, Jonathan. 249 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[22] HELPS Word-studies. “3309. Merimnaó”, Bible hub. Online. Truy cập ngày 21/11/2023https://biblehub.com/greek/3309.htm(Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[23] Thayer's Greek Lexicon. “2350. Thorubeo”, Bible hub. Online. Truy cập ngày 21/11/2023https://biblehub.com/greek/2350.htm (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[24] Harper, David. A to Z Mindfulness for Christians: A Helpful, Accessible, Interesting Book to Help Christians Explore Mindfulness and How it Might Complement and Enhance Your Faith and Spirituality, (UK: John Hunt Publishing), 2023, 104, Kindle (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[25] McGarvey, Metta Karuna, “Mindfulness Practices and Emotional Development in Adult Life: A Developmental Framework for Research and Teaching”, Ph.D. Diss, Harvard University, 2010. 139 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[26] Xem Children’s Belief Pattern trích trong Brashaw, John. Brashaw on: The Family – a New Way of Creating Solid Self-Esteem, revised edition(Florida: Health Communications, 1996), 10 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[27] Xem Tìm Phanh Hãm trích trong Berger, Jonah, Thay Đổi Tâm Trí Bất Kỳ Ai: Gỡ Bỏ Rào Cản Tâm Lý Để Tạo Ra Bước Nhảy Vọt Trong Cuộc Sống, Phạm Trúc Quỳnh dịch (Hà Nội: NXB Công Thương), 25

[28] McGarvey, Metta Karuna, 142.

[29] Brashaw, John. Brashaw on: The Family – a New Way of Creating Solid Self-Esteem, revised edition(Florida: Health Communications, 1996) (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[30] Will, McRaney Jr., The Art of Personal Evangelism: Sharing Jesus in a Changing Culture, (USA: B&H Publishing Group), 2003 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[31] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 18. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[32] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 18. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[33] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 19. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này) 

[34] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 19. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[35] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 19-20. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[36] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 20. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[37] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 20. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[38] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 21. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[39] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 21. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[40] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 21. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[41] Jefferey E. Young and Janet S. Klosko, 22. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[42] Collins, Grary R, Christian Coaching: Helping Others Turn Potential Into Reality. USA: NavPress, 2001, 17 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[43] Xem What about Mentoring, Discipling, and Counsulting trích trong Collins, Grary R, Ph.d. 19 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[44] Starr, Julie. The Coaching Manual: The Definitive Guide to the Process, Principle and Skills of Personal Coaching, 2nd Edition (Great Britain: Pearson Education Limited, 2008): 83 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[45] John, A. Montgomery, “Exploring the Concept of Influence in Christian Disciple-Making: Toward the Development of a Theory of Disciple-Making Leadership”, Ph.D. diss, Dallas Baptist University, 2018. (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[46] Xem Friendship trích trong Rodenberg, Neil William and D.Min, 23 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[47] Gorc, Craig A., “An Investigation into the Usefulness of a Coaching Approach Along the Engel Scale to Assist People on Their Faith Journey at Cedar Park Church”, Ph.D. Assemblies of God Theological Serminary, 2019: 60 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[48] Xem Getting to the Issues trích trong Collins, Grary R, 77 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[49] Collins, Grary R, 66-67 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[50] Xem Getting to the Issues trích trong Collins, Grary R, 77-81 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[51] Xem Asking Focused Questions trích trong Collins, Grary R, 79 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[52] Xem Increasing Awarenes trích trong Collins, Grary R, 82-114 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[53] Ruby Nguyễn. “Mindset của Một Người Khai Vấn”, The Mindful Coach, truy cập ngày 6/11/2023, https://www.rni.institute/products/the-mindful-coach/categories/2151323322/posts/2161648700

[54] Xem Getting a Strategy trích trong Collins, Grary R, 154 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[55] Xem Taking Action trích trong Collins, Grary R, 158 (Lưu ý: Phần Trích dẫn tiếng Việt là của người soạn tài liệu này)

[56] Denver, Mark, The Gospel and Personal Evangelism, (California: UUC, 2007)

Comments