Đức Chúa Trời có Yêu Cả Thế Gian như trong Giăng 3:16 [Loạt bài về những Đoạn Kinh Thánh dễ hiểu sai]
Tôi nghe thấy những người Phạm tội và an ủi nhau rằng, “Chúa yêu bạn, nên cứ
yên tâm nhé.”
Tôi nghe thấy những người Liên tục phạm tội và cũng tự an ủi nhau rằng,
“Tình Yêu Chúa rất 'mênh mông' nên sẽ tẩy mọi tội lỗi của bạn, nên cứ yên tâm.”
Những lời 'yên tâm' có thể 'từ môi miệng con người' hay của Chúa thực sự?
Hay cũng có thể là sự 'dối trá' của Ma quỷ. Tôi nghe thấy tiếng thì thầm của
con rắn trong tai của Ê-va
Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.(Sáng-thế Ký 3:4-5 VIE1925)
Con rắn đang biết Đức Chúa Trời đang nghĩ gì? Như thể nó có liên hệ rất mật
thiết với Ngài để "lừa dối" người nữ.
Tôi thấy nhiều người tự tin, mình cũng là Cha nên cho rằng ở vị trí này mình
cũng hiểu Đức Chúa Trời là Cha và cũng có ý muốn gì ở con cái giống như mình vậy…
Tôi cũng thấy cũng nhiều ngưòi tự tin mình là Chồng, là ‘lãnh đạo’, là 'đầu'
nên tự cho rằng mình cũng biết Chúa sẽ lãnh đạo giống như mình thôi như thế
nào...
Chúng ta 'diễn ý' lời của Đức Chúa Trời và khiến cho thông điệp xa dần với ý
nghĩa vốn có của Lời Chúa.
Hãy ngưng các Poster, các câu trích dẫn về ‘Chúa Yêu Bạn’... chúng ta tách
biệt Lời Chúa ra khỏi ý nghĩa của Văn cảnh, Bối cảnh, Từ vựng, Ngữ pháp... và
gán cho Lời Ngài một ý nghĩa Suy diễn của mình, là cách khiến cho nhiều
người nghe mù mờ, và không nhận biết về một Đức Chúa Trời thực sự.
Nếu ai đó nói rằng, "Đức Chúa Trời yêu bạn."
Liệu lời này có đáng tin cậy? đôi khi con người quá tự tin để cho rằng mình
biết Đức Chúa Trời và cũng tự tin để nói rằng Ngài cũng yêu người khác như vậy?
Chúng ta thật dễ để tuyên bố, như thể mình có đường dây nóng đến Chúa và vừa mới
được nghe Chúa phán bảo với mình như vậy, ngay cả Chúa Jesus cũng không tuyên bố
điều đó?
Chúng ta cũng dễ nói rằng, "Thánh Kinh nói như vậy..", và câu
trích dẫn phổ biến nhất là Giăng 3:16, và đây là nhầm lẫn rất phổ biến khi giải
nghĩa, mang đoạn Thánh kinh ra bối cảnh và không đặt Thánh Kinh trong bối cảnh
của những văn bản Thánh Kinh khác.
'Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. ' (Giăng 3:16, VIE2010)
#Bối cảnh nằm trong câu chuyện giữa Chúa và Ni-cô-đem, hãy liên hệ với đoạn
Kinh thánh trước đó câu 14-15, và trước đó nữa, và ở các bản dịch tiếng Anh để
có nghĩa chính xác hơn:
“For God loved the world in this way: He gave His One and Only Son, so that everyone who believes in Him will not perish but have eternal life. (John 3:16 HCSB)
“For this is how God loved the world: He gave his one and only Son, so that everyone who believes in him will not perish but have eternal life. (John 3:16 NLT)
Dịch chính xác hơn, 'cũng do bởi cách ấy', là cách :
Như Môi-se treo con rắn lên trong hoang mạc thể nào thì Con Người cũng phải
bị treo lên thể ấy, để ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. (Giăng 3:14-15
VIE2010), và câu chuyện này được nói đến trong Dân số 21:4-9
Ngay trong bản gốc tiếng Hy Lạp, với ý nghĩa bắt đầu như vậy:
houtó and houtós[1]:
“Cũng theo cách ấy”, “như cách thức đấy”
Như vậy, câu 16 để giải thích rõ hơn phần Chúa Jêsus giải thích ở các câu
trước đó. Không phải Chúa Yêu Chúng ta 'Đến nỗi'... tức là nhấn
mạnh đến chúng ta là người được yêu. Hãy 'tỉnh táo' để kiểm chứng lại vị trí của
mình trước mặt Chúa, chúng ta không có 'đáng yêu' hay có cái gì đáng để yêu khiến
Ngài phải 'Đến nỗi'. Phần dịch ‘đến nỗi’ không giống như bản gốc tiếng Hy-lạp đặt
trước câu, và với nghĩa vốn có của nó là “cũng theo cách ấy” không phải là “Yêu
thương đến nỗi” như phần lớn các bản dịch thể hiện.
#Câu 16, là giải nghĩa của Giăng khi thuật lại câu chuyện giữa Chúa Jesus với
Ni-cô-đem, không phải là câu nói từ Chúa. Mỗi khi nói về chính Ngài, Chúa luôn
dùng 'Con Người' [son of Man], Ngài không tự nói 'Con một của Ngài', nhưng đây
là lời của Giăng tương tự như trong Giăng 1
#Bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến từ 'Thế gian'.
Đức Chúa Trời có thực sự Yêu Thế Gian? và chúng ta ngụ ý rằng đó là
nhân loại, là hết thảy con người?
Thế Gian (kosmos)[2]
là ai?, là Tất cả nhân loại hay là những người Ngài lựa chọn?
Đây là một hiểu nhầm khá nghiêm trọng từ thời Cải Chánh, và thông điệp này
lan truyền từ các chuyến truyền giáo, rằng Chúa yêu tất cả mọi người, không ngoại
lệ, Chúa là Tình Yêu Thương, đấy là bản tính thiêng liêng của Ngài, và Ngài
"Phải" yêu tất cả chúng ta, bất kể và bất chấp chúng ta đang đứng ở
'vị trí' tâm linh nào trước Ngài, liệu Tình yêu đó là dành cho 'toàn thế
gian'?, vì chính điều này sẽ khiến Ngài mâu thuẫn với chính Ngài trong những
phân đoạn Thánh Kinh khác:
Lời cầu nguyện của Chúa Jesus trong Giăng 17, Chúa không cầu nguyện cho Thế
gian, nhưng cầu nguyện cho 'những người thuộc về Ngài:
Con vì họ mà cầu xin, không phải vì thế gian mà Con cầu xin đâu, nhưng vì những người mà Cha đã ban cho Con, vì họ thuộc về Cha. (Giăng 17:9 VIE2010)
Rất rõ ràng Chúa phân biệt giữa Thế gian và những người thuộc về Ngài, và cũng
chính Giăng trong lá thư của mình:
Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa; nếu ai yêu thế-gian, thì sự kính-mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. (I Giăng 2:15 VIE1925)
'“Nếu thế gian ghét các con thì hãy biết rằng thế gian đã ghét Ta trước các con. Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian hẳn yêu thương những người thuộc về mình. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian, và Ta đã lựa chọn các con từ giữa thế gian, nên thế gian ghét các con. ' (Giăng 15:18-19, VIE2010)
Chúa không yêu 'thế gian' như giải nghĩa thường thấy đâu, và chúng ta có thể
diễn ý rằng ‘thế gian’ mỗi phân đoạn lại khác nhau, nhưng các đoạn Thánh Kinh
chỉ dùng 1 từ này để mô tả. Là một góc nhìn rất khác mà tôi hướng về điều này
nhiều hơn, ‘thế gian’ đó không phải là tất cả, nhưng chỉ là những người Ngài đã
chọn, những người muốn đặt Chúa là Chúa trong cuộc sống của mình, Chúa có ‘cái
ghét’ bỏ của mình với thế gian, với những người trong đó, nên không thể kết luận
rằng Ngài yêu tất cả:
'dù hai con chưa được sinh ra, chưa làm điều lành hay điều dữ nào — để duy trì mục đích của Đức Chúa Trời trong việc lựa chọn, không tùy thuộc vào việc làm nhưng tùy thuộc Đấng kêu gọi — thì người mẹ đã được bảo trước rằng: “Đứa lớn sẽ phục dịch đứa nhỏ.”
Như đã có chép: “Ta yêu Gia-cốp nhưng ghét Ê-sau.” Vậy chúng ta sẽ nói thế nào? Có phải Đức Chúa Trời bất công không? Không hề như vậy!
Vì Ngài phán với Môi-se: “Ta sẽ nhân từ với người nào Ta muốn nhân từ, Ta sẽ thương xót người nào Ta muốn thương xót.” Vậy điều đó không tùy thuộc vào ước muốn hay sự bôn ba của con người, mà bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời. ' (Rô-ma 9:11-16, VIE2010)
Chúa có Yêu, và có Ghét, nên không thể kết luận và gán lên cho Đức Chúa Trời
chỉ một, hoặc chỉ những ‘phẩm chất’ mà con người thích nghe, muốn nghe nhưng phớt
lờ những điều khác, thì điều này thật dại dột và ngạo mạn. Chúng ta muốn một
Chúa theo ý định của mình, theo ý tưởng của mình, hơn là một Đức Chúa Trời đang
hiện hữu thực sự, Tình yêu của Ngài an ủi những người yêu mến Chúa Jesus, và Sự
Nghiêm minh của Chúa khiến con người phải Kính sợ.
Đoạn Thánh Kinh nhấn mạnh vào sự vĩ đại của Tình Yêu Đức Chúa Trời qua sự Hy
sinh Con một của Ngài, không nhằm nói về một ‘thế gian’ đáng yêu để Ngài phải
làm vậy.[3]
'Vậy hãy nhìn biết sự nhân từ và sự nghiêm khắc của Đức Chúa Trời: Nghiêm khắc đối với những ai đã ngã, nhưng nhân từ đối với bạn, miễn là bạn tiếp tục giữ mình trong sự nhân từ của Ngài; nếu không, bạn cũng sẽ bị cắt bỏ. ' (Rô-ma 11:22, VIE2010)
Con người lắm lúc đối xử với Chúa của mình ‘bằng vai phải lứa’, những buổi
Thờ phượng như đang ‘tiệc tùng’ với Chúa chứ không phải bởi lòng Kính sợ.
#Chữ “Tin” trong văn bản, ở thì tiếp diễn, dịch nghĩa và từ chính xác là “hễ
ai tiếp tục tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Do
đó việc chúng ta tin cách đây 20 năm không đảm bảo mình được cứu, việc chúng ta
tin Ngài ngày hôm qua sẽ không cứu chúng ta ngày hôm nay. Điều này cũng được khẳng
định bởi mục đích của Giăng khi viết sách này,
'Đức Chúa Jêsus còn làm nhiều dấu lạ khác trước mặt các môn đồ mà không ghi chép trong sách nầy. Nhưng các việc nầy được ghi chép để anh em tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, và để khi anh em tin thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.' (Giăng 20:30-31, VIE2010)
Phúc âm của các bạn đang rao giảng là điều gì?
Chữ Tình Yêu[4]
xuất hiện 143 lần trong Tân Ước, nhưng không có trong sách Công Vụ, các bài giảng
của các sứ đồ không có chữ Tình Yêu. Phúc âm mà các sứ đồ truyền giảng, đó
chính là sự Công Chính, Sự Ăn Năn, Nước Trời… hãy lấy lòng Kính sợ để rao giảng
thông điệp Ngài một cách đầy đủ và trọn vẹn.
'Vì trong Tin Lành nầy, sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ từ đức tin đến đức tin, như có lời chép: “Người công chính sẽ sống bởi đức tin.” ' (Rô-ma 1:17, VIE2010)
(Hãy theo dõi trên akoḗ hoặc MEDIATING ON SCRIPTURE để được cập nhật các học hỏi, và chia sẽ rộng rãi nếu bạn thấy điều này là ích lợi)
Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe!” (Mác 4:23, VIE2010)
[1]
Strong’s Concordance, “3779. Houtó and Houtós
[in This Way, Thus/ Theo Cách Ấy],” Bible Hub: Search, Read, Study the Bible
in Many Languages, n.d., accessed May 12, 2024,
https://biblehub.com/greek/3779.htm. (Lưu ý: Phần tiếng Việt là do
người viết nghiên cứu này)
[2]
Strong’s Concordance, “2889. Kosmos [Order,
the World/ Thế Gian],” Bible Hub: Search, Read, Study the Bible in Many
Languages, n.d., accessed May 12, 2024,
https://biblehub.com/greek/2889.htm. (Lưu ý: Phần tiếng Việt là do
người viết nghiên cứu này)
[3]
W. Tweeddale, “What Does ‘World’ Mean in John
3:16?,” Ligonier Ministries, 2021, accessed May 13, 2024,
https://www.ligonier.org/learn/articles/what-does-world-mean-john-316. (Lưu ý: Phần tiếng Việt là do
người viết nghiên cứu này)
[4] Strong’s Concordance, “25. Agapaó [to Love/ Tình Yêu],” Bible Hub: Search, Read, Study the Bible in Many Languages, n.d., accessed May 7, 2024, https://biblehub.com/greek/25.htm. (Lưu ý: Phần tiếng Việt là do người viết nghiên cứu này)
Comments