Công Vụ của Thánh Linh
Mục đích của tác phẩm đã được giới thiệu trong phần dẫn nhập (prologue: Lu-ca 1: 1-4), có thể đây là lời giới thiệu cho cả hai phần của bộ sử [Phúc Âm Lu-ca và Công Vụ]:” [1]
'Thưa ngài Thê-ô-phi-lơ khả kính,
có nhiều người đã cố gắng biên soạn một bản tường thuật về những việc đã được
thực hiện giữa chúng ta, đúng như những người đã từng chứng kiến và phục vụ đạo
Chúa từ ban đầu truyền lại cho chúng ta. Vì thế, sau khi cẩn thận tra cứu mọi
việc từ đầu, tôi thiết tưởng cũng nên theo thứ tự mà viết cho ngài để ngài biết
những điều mình đã học là chắc chắn. ' (Lu-ca 1:1-4, VIE2010).
Sách Công vụ là một nỗ lực để bảo vệ đức tin một Cơ
Đốc Nhân trong hành trình của mình, những lời biện hộ cho Niềm tin đó và sự
hướng dẫn của Đấng được ban cho bởi Chúa Jêsus là Thánh Linh Ngài đã miêu tả một
hình ảnh sống động của một lối sống, một nhiệm vụ mang thông điệp cứu rỗi đến tới
cùng trái đất (Công vụ 1:8, VIE2010), vượt cả không gian thời gian đó, đến nay
vẫn giữ nguyên những bài học lớn về công tác của Ngài đối với các Hội thánh
đương thời. Một sự bênh vực Cơ Đốc Giáo trước La-mã, chống lại Do Thái
giáo (Judaism) và triết học cổ Hy Lạp (Hellenism), chống lại cáo buộc cho rằng
sự phát triển của Cơ Đốc giáo trong các xứ thuộc đế quốc La-mã là làm loạn và
gây xáo trộn trong dân chúng. [2]. Ngoài
ra, mục đích sách Công Vụ còn được các học giả đưa ra như “bênh vực Rô-ma trước Hội Thánh Cơ Đốc” [3] hoặc
“bênh vực Phao-lô trước những người lập phe chống lại ý
niệm của Phao-lô về Cơ Đốc giáo như là người kế nhiệm thật của Do Thái giáo”
[4].
Sách “Công Vụ là một tác phẩm khai trí nhằm điều chỉnh
quan niệm lai thế của một Hội Thánh đang gặp khủng hoảng”. [5] Công Vụ có mục đích hỗ trợ phong trào Cơ Đốc trong nỗ lực hợp
thức hóa chính mình ở vị trí đối lập với Do Thái giáo”.[6] Chúa thăng thiên, và quyền phép của Ngài hành
động trên đất qua Đức Thánh Linh, và đây là sách ‘Công vụ Thánh Linh' [7].
Nên sự có mặt và cách vận hành của Ngài trong Hội thánh là điểm mà chúng ta
ngày nay cần xem xét và quan tâm đúng mực: (1) Tất cả mọi “vận hành” của Hội
Thánh đều cần nằm dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, không phải bởi ‘chiến thuật’
của con người. (2) Đức Thánh Linh phán trực tiếp như trích dẫn trong Công vụ
28:20 hoặc có lúc Ngài phán cho con người để hướng dẫn và dạy bảo (Công vụ 10:19; 13:2; 21:4, 11). Nên đây
cũng là một cách phân biệt ‘thật’ ‘giả’ trong Hội thánh, qua cách mà chúng ta Lắng
nghe Lời phán của Ngài. (3) Nhiều người tìm kiếm Đức Thánh Linh như một
trải nghiệm ‘tôn giáo’ mới mẻ, không phải tìm kiếm để có được sự trang bị để phục
vụ Chúa, các phong trào Thánh Linh nhấn mạnh vào những trải nghiệm này, và khó
phân biệt ‘Thật-giả’, xem nhẹ chân lý của Thánh Kinh, không lấy đây để Kiểm chứng
‘trải nghiệm Thánh Linh’, một mặt khác các phong trào duy trì ‘truyền thống’ lấy
Thánh Kinh thay thế cho Ngôi 3 Thiên Chúa là Thánh Linh, vì cho rằng những
‘Phép màu nhiệm’ ấy đã không còn, sự làm việc ‘sống động’ của Đức Thánh Linh đã
dừng lại ở thời các Sứ Đồ, và xem nhẹ mối quan hệ với Đức Thánh Linh, khó nắm bắt
hoặc thực sự không biết Thánh Linh là gì.[8] (Công
vụ 19:1-7, VIE2010). Như vậy một Hội Thánh lại thiếu đi điều quan trọng nhất,
là Đức Thánh Linh, thì sự tồn tại này thật ‘đáng tiếc’, vì chính Đức Thánh Linh
là điều xác nhận mình thuộc về Ngài (Rô-ma 8:9,14, VIE2010). Điều này khiến
chúng ta cần cẩn trọng, nghiêm túc, đầy sự Kính sợ trong sự dẫn dắt của Ngài.
(Hãy theo dõi trên akoḗ hoặc MEDIATING ON SCRIPTURE để được cập nhật các học hỏi, và chia sẽ rộng rãi nếu bạn thấy điều này là ích lợi)
Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe!” (Mác 4:23, VIE2010)
[1] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Sứ điệp
Tân Ước (Westminster, California: Union University of California, 2007),
59,
https://www.uuc.edu/sreader.php?id=0&src=thuvien/SudiepTanuoc.php&name=CHUONG&enc=2&nl=0.
[2] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Sứ điệp
Tân Ước, 66.
[3] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Tìm
hiểu Tân Ước, 215.
[4] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Tìm
hiểu Tân Ước, 215.
[5] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Tìm
hiểu Tân Ước, 215.
[6] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Tìm
hiểu Tân Ước, 215.
[7] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Sứ điệp
Tân Ước, 72.
[8] Word and Spirit Together, Mp4, 6 vols., Word and Spirit Together
(Ashford: David Pawson Publishing, 1993), accessed April 24, 2024,
https://www.davidpawson.co.uk/search/?owh_search_ext=Charismatic+and+Evangelism. (Lưu ý: Phần tiếng Việt do
người viết nghiên cứu này)
Comments