Những Lý Lẽ 'Thao Túng' (Loạt bài về Sự Thao Túng Thuộc Linh )
CHÂN LÝ LÀ GÌ? (Giăng 18:38), câu hỏi của Phi-lát và đó cũng nên là câu hỏi của bạn bây giờ?
Chân lý không phải là "Cái gì?" Không phải là một tư tưởng, nhưng là một 'Con người trọn vẹn'.
CHÚA JESUS LÀ CHÂN LÝ (Giăng
14:6, VIE2010)
Nên để biết[1]
Chân lý, thì cách duy nhất là có mối quan hệ với Ngài. Lời Thánh Kinh ghi chép
về Chân Lý ấy, được viết và xác thực bởi quyền năng của Đức Chúa Trời để chúng
ta tin vào Chúa và rồi có cơ hội được ‘sống’, không phải là sự hiểu biết trí tuệ[2]
theo quan điểm giáo dục dạy và học.
'Vậy, Đức Chúa Jêsus nói với những người Do Thái đã tin Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời của Ta, thì các ngươi thật là môn đồ Ta. Các ngươi sẽ biết chân lý, và chân lý sẽ giải phóng các ngươi.” Giăng 8:31-32, VIE2010)
Hãy lưu ý bối cảnh câu chuyện, Chúa đang nói với những người đang rất tự tin
với dòng dõi và tôn giáo của mình (vui lòng đọc các câu tiếp theo câu này),
Ngài cho họ thấy thực sự Chân lý mà họ đang theo đuổi và tự tin ấy đến từ đâu,
'Ta nói những điều Ta thấy nơi Cha Ta, còn các ngươi làm những điều các ngươi
nghe nơi cha mình.” ' (Giăng 8:38, VIE2010). Rất nhiều chúng ta đã lấy 'những
điều nghe nơi cha mình' trở thành chân lý của mình, truyền thống trở thành Tiêu
chuẩn bổ sung thêm cho Thánh Kinh và một số trường hợp đang thay thế cho Thánh
Kinh. Sự giảng dạy xa rời Kinh thánh đang hiện hữu và lan tràn, các lối giải
nghĩa khác nhau tùy hiểu biết của từng người giảng làm méo mó lời Chúa, trong
cách giảng cho đến cách mà chúng ta nghe. Chủ đề của tôi đang muốn đề cập đến ở
khía cạnh này, là nhiều người đã dùng điều ấy để ‘thao túng tâm linh’ của người
khác, khiến họ thờ phượng Chúa nhưng không thực sự thờ phượng Ngài, nhưng biến
điều đáng lẽ thiêng liêng ấy trở nên rất con người.
Giăng 4:24 BPT: Thượng Đế là linh thần nên ai thờ phụng Ngài phải dùng tâm linh và lòng thành thật.”
Bản dịch chưa chính xác về nguyên nghĩa, rất cụ thể trong bản gốc sự thờ phượng đích thực đến bằng Tâm linh và Chân Lý (không phải 'tấm lòng thành thực')
Giăng 4:24 VIE2010
Đức Chúa Trời là thần linh, nên những người thờ phượng Ngài phải thờ phượng bằng tâm linh và chân lý.”
Rất rõ ràng về từ ngữ được sử dụng [Tâm linh & Chân Lý], nhưng tôi không hiểu người chuyển ngữ lại dùng một từ ngữ khác [Tấm lòng thành thực], Lời Chúa có thể đã và đang bị hiểu sai bởi diễn dịch của nhiều người, từ đó lý lẽ được lập luận để thuyết phục và khiến cho người khác tin vào một con đường rất khác.
Từ môi miệng của sự truyền giáo, giảng dạy, huấn luyện... các định nghĩa cứ thế phát triển và được duy trì trờ thành truyền thống khó có thể từ bỏ.
Các yếu tố về Tâm trí, Cảm Xúc và Ý Chí[3],
là những điều bị tấn công, không theo thứ tự, không đầy đủ, khiến một người
hoàn toàn gục gã trước mưu đồ của Ma quỷ.
(Tâm trí) Tôi đã từng nghiên cứu và mê đắm trong những lý lẽ rất thuyết phục, lập luận logic và có cơ sở nghiên cứu.
(Cảm xúc) Tôi cũng đã từng nghe những sự thuyết giảng rất lôi cuốn và hùng hồn, họ thực sự có ân tứ giảng dạy, chạm vào được những cảm xúc và khiến mình như vỡ ra, ngộ ra và chạm vào bên trong. Sự lãnh đạo với những tuyên bố về đặc tính [khiến họ trở nên] quan trọng hơn những người khác, tạo nên một sự ngưỡng mộ từ người nhóm hay cộng đồng, và họ trở thành một sự thúc đẩy trong mọi hành trình của nhiều người [4], sự có mặt của Đức Chúa Trời chỉ là một cái tên để hợp thức hóa những điều được tuyên bố ra. Một con dấu được đóng tên ghi rằng ‘người của Chúa’ [thì mặc định rằng, bạn cần phải tuân theo, sự đoàn kết và ủng hộ có nghĩa là hãy làm cùng nhưng không thắc mắc, điều đó chứng tỏ bạn có Đức tin]
(Tâm Lý) Tôi cũng từng ở trong áp lực tâm lý của việc mình sẽ phải đưa ra quyết định, sự đấu tranh không phải của đúng sai theo lý lẽ, nhưng cảm giác sự lấn lướt của mối quan hệ nhiều hơn, của sự ức chế trong bản thân với câu hỏi về sự tự do thực sự.
Lời khuyên của tôi, khi bạn gặp 3 trường hợp này, thì đừng nói gì thêm, đừng
quyết định gì, và cũng đừng xét đoán, đừng vận dụng thêm lý lẽ nào... vì nếu
không phải cũng sẽ chuyển cuộc chiến đó từ bên ngoài vào chính nội tâm của
mình, không còn với người trước mặt bạn. Sự làm việc của lý lẽ được dùng rất hiệu
quả, và lời khuyên của tôi rằng, bạn cần biết về Kinh Thánh nhiều hơn là không
đủ, nhưng hãy có cùng tấm lòng, tâm trí của Chúa để biết cách phân biệt Ý muốn
Ngài hay ý muốn của con người.
'Những người Do Thái ở đây có tinh thần cởi mở hơn những người ở Tê-sa-lô-ni-ca; họ nhiệt thành tiếp nhận đạo, ngày nào cũng nghiên cứu Kinh Thánh để xét xem lời giảng có đúng không. ' (Công vụ 17:11, VIE2010)
(1) Một lý lẽ rất sắc bén, mà họ sử dụng và điều ấy khá hiệu quả, đó chính
là Lời Kinh Thánh. Lấy thẩm quyền của Kinh Thánh trở thành thẩm quyền của mình.
Đánh vào tâm lý của bạn rằng, nếu đi ngược lại thì có nghĩa bạn đang chống lại
Đức Chúa Trời. Vậy để tôi hỏi bạn rằng, khi Chúa nói ‘Ngươi đừng thách thức
Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.’ ” trước trích dẫn của Sa-tăng cũng từ Kinh
thánh: ‘Chúa sẽ truyền cho các thiên sứ gìn giữ ngươi, ' (Lu-ca 4:10-12,
VIE2010). Vậy liệu Chúa đang chống lại Kinh thánh? hay đang lập luận the một tư
tưởng nào khác không?
(2) Một lý lẽ phổ biến, là họ sẽ phán xét về Đức Tin của bạn, như thể họ có
được 'đường dây nóng đến Đức Chúa Trời' và Ngài đang ở dây bên kia nói vào tai
họ rằng, 'con hãy đi nói với người trước mặt rằng bạn thật tồi tệ'.
(3) Bạn đạng tin và chấp nhận rằng họ đang có một thẩm quyền trên bạn và bạn
'tự nguyện' để mình dưới sự 'cai trị' ấy. Sự kiểm soát hoàn toàn với bốn khía cạnh[5] ở
hầu hết mọi trường hợp: Kiểm soát Hành vi (Việc gì ‘Được phép’ và ‘Không được
phép’ không do bạn quyết định), Kiểm soát Suy Nghĩ (Cách mà chúng ta nghĩ và
tin rằng về Chính Mình, về Đức Chúa Trời và về chính họ hay cộng đồng xung
quanh theo một lập luận không được giải thích đúng theo lời Kinh Thánh được lặp
đi lặp lại đủ lâu để nó trở thành một khuôn mẫu thực sự), Kiểm soát Cảm Xúc (Những
điều này cũng tương tự như Suy Nghĩ, biểu hiện cảm xúc cũng cần ở trong sự Cho
phép cần thiết), và kiểm soát Thông tin (Bạn chỉ cần biết những thông tin tôi
muốn cho bạn biết để bạn tin vào điều tôi muốn bạn tin không phải là những điều
cần để có cái nhìn đúng đắn)
(4) Một thủ thuật thường dùng, là họ sẽ nói về những tác động của quyết định
của bạn sẽ có liên hệ đến những người xung quanh. Như thể mọi người không hề có
trách nhiệm gì nhưng hoàn toàn bạn đang chịu trách nhiệm thay cho người khác.
(5) Sức mạnh của họ chính là 'Truyền thống luật', khi điều CẦN làm hay NÊN
làm, trở thành điều PHẢI làm, là cách nhanh nhất để giáo dục chúng ta phân biệt
được Có hay Không làm, tùy thuộc vào điều ấy có PHẢI làm hay không, và PHẢI LÀM
BẰNG MỌI GIÁ đưa giới hạn của quyền lực lên rất cao và đưa người đi theo vào một
sự nô lệ lần thứ 2. Và họ chính là người xác định cho bạn rằng, cuộc sống của bạn
có những điều CẦN - NÊN hay PHẢI làm, chứ không phải chính bạn với Đức Chúa Trời
của mình, sẽ xác định bạn sẽ Cần như thế nào trong những khía cạnh của cuộc sống
của chính mình.
Làm rõ:
(1) Sự khác biệt của trích dẫn Kinh thánh của Chúa và Sa-tan là gì? Kinh
thánh chỉ một, và sự khác biệt đó chính là người sử dụng và liên hệ tới mục
đích sử dụng Kinh thánh. Như thanh kiếm trong tay của chiến binh sẽ chiến đấu
và bảo vệ, và trong tay kẻ xấu sẽ chiến đấu và cướp bóc. Nhưng điều nguy hiểm ở
chỗ, trong tay chiến binh lại chiến đấu và cướp bóc, thì lúc này họ sẽ có một
cái tên của những người 'đạo đức giả'. Những người này thực sự nguy hiểm hơn
nhiều, vì chúng ta chiến đấu với kẻ thù trước mặt mình biết và nhận ra, nhưng
chúng ta không biết là 'đúng' hay 'sai' khi đứng trước ' những người 'trông giống
chúng ta', và lúc này thường sẽ 'buông tay' vì chúng ta nghiêng về phía chúng
ta tin rằng mình 'sai' nhiều hơn. Và khi đó họ đã đạt được mục đích, lời
KHEN NGỢI, AN ỦI lúc đó khi bạn đang tin rằng mình SAI, khiến bạn càng tin rằng
mình thực sự ĐÃ VÀ ĐANG SAI TRÁI và điều cần làm là sự Vâng lời. Sự CÔ LẬP để bạn
không có một tương tác nào khác, để nghe thêm ý kiến, để được hỗ trợ về hiểu biết
chân lý, hạ thấp giá trị những ai muốn bước ra [6]
như một đòn cuối, để bạn thực sự bị hạ gục, không thể đứng dậy vì trên sàn đấu ấy
chỉ có Bạn mà thôi.
Bạn không còn tin vào sự phán đoán của bản thân, tạo sự nghi ngờ và hoàn
toàn tin vào những khẳng định của họ[7],
nghi ngờ chính lương tâm và mối quan hệ riêng tư ‘mơ hồ’ của mình với Đức Chúa
Trời để rồi những gì mình cần PHẢI TIN VÀO bạn cứ vậy TIN VÀO và để cho mình dẫn
dắt.
*Chúng ta tin rằng mình SAI vì chúng được nuôi dưỡng trong niềm tin rằng họ
luôn ĐÚNG.
*Chúng ta tin rằng mình SAI vì điểm yếu của chúng ta được họ dùng, nhắc đi
nhắc lại... để chứng minh mình thực sự là SAI.
*Chúng ta tin rằng mình SAI vì được dạy rằng họ có Chúa ở cùng, còn Chúa của
ta thì đang ở đâu?
*Chúng ta tin rằng mình SAI vì được dạy rằng, mình không nên-không cần học
biết nhiều, hãy tập trung vào điều khác. (vì biết nhiều thì sự thật về Chúa và
sự vận hành của Ngài càng làm mọi thứ sáng tỏ)
*Chúng ta tin rằng mình SAI, vì mình lấy lại Quyền để trở thành người đứng
lên cho điều ĐÚNG.
*Chúng ta tin rằng mình SAI, vì đó là điều ĐÚNG
Khi bạn có hầu hết các điểm trên, có lẽ bạn đang ở trong một sự thao túng
tâm linh, hãy sớm nhận ra hãy quay lại với Chân lý Ngài,
Hãy dùng Lời Chúa, như cách mà Chúa đã dùng. Để tôi làm rõ cho bạn một ý
trong phân đoạn Thánh Kinh giữa đối thoại giữa Chúa và Ma quỷ, 'Ma quỷ đem Ngài
vào thành thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói: “Nếu ngươi là Con Đức Chúa
Trời, hãy lao mình xuống đi, vì có lời chép:
‘Chúa sẽ truyền lệnh cho các thiên sứ,
Các đấng ấy sẽ đỡ nâng ngươi trên tay,
E chân ngươi vấp phải đá chăng.’ ” ' (Ma-thi-ơ 4:5-6, VIE2010)
Đây là đoạn Thánh Kinh được trích dẫn trong Thi Thiên 91:11-12 (VIE2010)
'Vì Ngài sẽ ban lệnh cho các thiên sứ Ngài
Gìn giữ ngươi trong mọi đường lối ngươi.
Thiên sứ sẽ nâng ngươi trên bàn tay mình
Kẻo chân ngươi vấp nhằm đá chăng. '
Bạn có nhìn thấy sự khác biệt không, trích dẫn của Ma quỷ thiếu mất một ý
quan trọng “Gìn giữ ngươi trong mọi đường lối ngươi.” Và đây là phân đoạn Thánh
Kinh [Thi thiên 91:11-12] mô tả về sự trung thành của Đức Chúa Trời, rằng Ngài
sẽ gìn giữ chúng ta [những người công chính và yêu mến Đức Chúa Trời] bằng
cách, sẽ sai các Thiên sứ nâng đỡ mình. Nhưng Ma quỷ sử dụng và nhấn mạnh về
quyền năng của Đức Chúa Trời có thể nâng đỡ mình, dù mình có làm gì ‘điên rồ’
hay không, ngay cả việc nhảy xuống từ nóc của Đền thờ. Nếu chúng ta cho rằng
trích dẫn của Ma quỷ là đúng, thì hậu quả sẽ rất lớn đối với những người ‘thử
thách Chúa’, rằng Ngài như một ông bố bất lực chạy sau đứa con, muốn làm gì thì
làm vì tin rằng có một quyền lực ngay đằng sau để giải cứu mình. Một lối sống bất
chấp vì tin rằng mình có Chúa, và Ngài như Thần đèn cần xuất hiện vào đúng lúc.
Lối sử dụng và giải nghĩa Kinh thánh nguy hiểm, đã khiến cho nhiều người
trôi dạt đi với Chân lý của Chúa, đang rất phổ biến và lan tràn, nhưng khổ nỗi,
chính họ cũng đang tin rằng mình vẫn đang ổn thôi. Và thật cay đắng, vào giây
phút biện hộ cho mình, mọi lời lẽ hay sự chứng minh của chúng ta rằng ‘‘Lạy
Chúa, lạy Chúa! Chúng con đã chẳng từng nhân danh Chúa nói tiên tri, nhân danh
Chúa đuổi quỷ, nhân danh Chúa thực hiện nhiều phép lạ đó sao?’ (Ma-thi-ơ 7:22,
VIE2010) thì câu trả lời của Ngài không phải là ‘Hãy vào chung hưởng niềm vui với chủ ngươi. (Ma-thi-ơ 25:21,
VIE2010) nhưng là ‘Hỡi những kẻ làm ác, hãy lui ra khỏi Ta, Ta chẳng hề
biết các ngươi bao giờ!’” '(Ma-thi-ơ 7:23, VIE2010)
Hãy kính sợ Chúa ở mọi khoảnh
khắc, đây không phải là một trạng thái tiêu cực, nhưng là sự khởi đầu của Khôn
Ngoan (Châm Ngôn 1:7)
Hãy có cùng tâm trí với Ngài, để phân biệt tâm trí mình và người khác. Bạn
có thể làm được điều này, bởi chúng ta có các chìa khóa quan trọng:
(*) 'Nhưng Đấng An Ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh Ta sai đến, Ngài sẽ dạy dỗ các con mọi điều, và nhắc các con nhớ tất cả những gì Ta đã phán với các con. ' (Giăng 14:26, VIE2010)
Khi bạn biết mình đang ở cùng với Ngài, bạn sẽ có được sự phân biệt thật giả,
đúng sai vì Đức Thánh Linh sẽ dạy chúng ta mọi điều cần biết.
(**) 'Đừng khuôn rập theo đời nầy, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình, để phân biệt đâu là ý muốn tốt đẹp, vừa lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời. ' (Rô-ma 12:2, VIE2010)
Khi tâm trí của bạn, không có một sự biến đổi thực sự, thì không thể có sự
phân biệt. Không phải sự biến đổi của Tấm lòng hay Cảm Xúc, nhưng rất cụ thể của
Phao-lô khi nói về Tâm Trí[8]
Tâm trí (noús):
Là khả năng mà Đức Chúa Trời trao cho mỗi người để suy nghĩ (lập luận),
là một khả năng của trí tuệ để phản chiếu những suy tư. Đối với người tin Chúa
thì noús
là
phần [được tạo nên] để đón nhận tư tưởng của Ngài, qua Đức Tin.
(***) 'Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. Vì nếu người nào nghe lời mà không làm theo thì giống như người kia soi mặt mình trong gương, ngắm rồi bỏ đi và quên ngay mặt mình như thể nào. Nhưng người nào xem xét kỹ càng luật pháp toàn hảo nầy, là luật pháp đem lại sự tự do, và bền tâm suy xét, không phải chỉ nghe rồi quên đi, nhưng thực hành luật đó, thì sẽ được phước trong công việc mình. ' (Gia-cơ 1:22-25, VIE2010)
Các bước học lời Chúa: Nghe - Xem xét kỹ càng [hãy để ý rằng Luật đem lại sự
Tự Do - không phải Luật đem lại sự Ràng buộc] - Bền tâm suy xét - Thực Hành
Chúng ta không thể THỰC HÀNH điều mình KHÔNG BIẾT đó là gì, THỰC HÀNH trong
sự TỰ DO không phải THI HÀNH BỞI LUẬT LỆ RÀNG BUỘC. Nhấn mạnh vào việc Thực
hành và Xem nhẹ việc học khiến lối sống trở nên mù quáng. Nhấn mạnh việc Học mà
xem nhẹ việc Làm khiến lối sống trở nên Giáo điều. Chúng ta cần cả tất cả,
nhưng theo thứ tự, và luôn bắt đầu bởi Chân Lý.
(Còn nữa)
Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe!” (Mác 4:23, VIE2010)
[1]
Strong’s Concordance, “1097. Ginóskó [ to
Come to Know, Recognize, Perceive/ Biết],” Bible Hub: Search, Read, Study
the Bible in Many Languages (Online Parallel Bible Project, n.d.), accessed
May 22, 2024, https://biblehub.com/greek/1097.htm.
[2]
Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Cơ Đốc
Giáo Dục: Các nền tảng cho thế kỷ 21 (California: Union University of
California, 2007), 17–19.
[3]
Martyn Lloyd Jones, “Tâm Trí, Tấm Lòng và Ý
Chí [Mind, Heart and Will],” mp3, Trầm cảm thuộc linh [Spiritual Depression],
n.d., accessed July 3, 2024,
https://www.youtube.com/watch?v=jz0pvAXnd3U&list=PLXMbCWFEKybLiZYDevJ1RZAfAVANk_UsG.
[4]
Rick Alan Ross, Cults Inside Out: How
People Get in and Can Get Out (North Charleston, South Carolina:
CreateSpace Independent Publishing Platform, 2014), 230.
[5]
Steven Hassan, Combatting Cult Mind
Control (Rochester, Vt: Park Street Press, 1990), 37.
[6]
Margaret Thaler Singer and Janja Lalich, Cults in Our
Midst: The Hidden Menace in Our Everyday Lives (San Francisco: Jossey-Bass
Publishers, 1995), 35, https://archive.org/details/cultsinourmidst00sing.
[7]
George K. Simon, Sói Đội Lốt Cừu: Kẻ Hiếu
Chiến Ngầm và Các Thủ Thuật Thao Túng Tâm Lý [In Sheep’s Clothing:
Understanding and Dealing with Manipulative People], trans. Nguyễn Hưởng
and Hạo Nhiên (Hồ Chí Minh: NXB Kinh Tế TP.HCM, 2020).
[8]
Strong’s Concordance, “3563. Nous [ Mind,
Understanding, Reason/ Tâm Trí],” Bible Hub: Search, Read, Study the Bible
in Many Languages (Online Parallel Bible Project, n.d.), accessed July 4,
2024, https://biblehub.com/greek/3563.htm.
Comments