'Thao Túng' trong việc Giải Nghĩa Kinh Thánh (Loạt bài về Sự Thao Túng Thuộc Linh )

Bạn hãy biết Thánh Kinh của mình nhiều hơn là chưa đủ

Bạn hãy hiểu đúng lời Thánh Kinh là điều quan trọng cần thiết

Nhưng niềm tin vào Lời Chúa là điều tối quan trọng trong việc vững vàng trước những làn sóng thật-giả lẫn lộn đối với sự Thao túng thuộc linh.

Nếu không thì bạn như con cừu hiền lành, đi vào hàng trong ngoan ngoãn. Bạn không còn tin vào sự phán đoán của bản thân, tạo sự nghi ngờ với chính mình và hoàn toàn tin vào những khẳng định của họ[1]

Sự 'ngoan ngoãn' được đề cao và nhấn mạnh, khi bạn theo cách ấy bạn đã mang lại cho sự thao túng cảm giác hài lòng, và cũng mang lại cho chính bạn sự 'an toàn giả tạo', vì bạn biết có điều gì trong lòng mình không hề yên ổn.

Nền tảng của sự Thao túng, là họ sẽ bảo bạn rằng càng ít học hay tiếp cận với giải nghĩa đúng lời Chúa càng tốt, và chỉ lòng vòng trong phạm vi họ cho phép.

Cách thức của sự Thao túng, là họ khiến bạn tin vào những gì họ muốn bạn tin, ngay cả tin vào cách họ giải nghĩa Thánh Kinh. 

Các lối giải nghĩa Kinh thánh khác nhau, dù Kinh thánh chỉ có một và duy nhất, mỗi người sẽ hiểu vấn đề theo một cách riêng:

  • Theo bối cảnh của họ có thể quan sát được
  • Theo trình độ học vấn của họ
  • Theo thế giới quan (Niềm tin) cố hữu hay nói cách khác là ‘thành kiến cá nhân’ dù tích cực hay tiêu cực

·        Theo mục đích bên trong của người giải nghĩa, truyền giáo hay thuyết giảng.

Lối giải nghĩa không thực sự đi vào bản chất của Kinh Thánh,

Mỗi khi Chúa trích dẫn Kinh thánh, đều nói rằng “Như đã chép…”

Mỗi khi Chúa giải nghĩa lại Kinh thánh của các Thầy biệt lập, một loại Kinh luật bị méo mó, không đầy đủ và trọn vẹn, thì Ngài nói rằng “Các con có nghe lời dạy…” (Hãy đọc Phúc Âm để thấy rõ điều này)

‘Những gì được chép rằng…’ sẽ rất khác với ‘các con có nghe lời dạy rằng…’, vì bạn phải đọc Kinh thánh của mình, không phải chỉ nghe ai đó nói hay giải thích về Kinh Thánh.

Đọc không thôi thì chẳng đủ:

'Nhưng người nào xem xét kỹ càng luật pháp toàn hảo nầy, là luật pháp đem lại sự tự do, và bền tâm suy xét, không phải chỉ nghe rồi quên đi, nhưng thực hành luật đó, thì sẽ được phước trong công việc mình. ' (Gia-cơ 1:25, VIE2010)

Sự suy xét[2] kỹ càng theo nghĩa gốc (parakuptó) nghĩa là ‘cúi mình, cong mình xuống để nhìn thấy’ và ‘Bền tâm suy xét’ chính xác hơn là ‘Tiếp tục duy trì trạng thái’[3] ấy, rồi mới đến sự Thực hành.

Đừng đi theo một thứ tự khác theo thứ tự này, chúng ta không thể để Thực hành lên trước vì chúng ta không thể làm điều mà chúng ta không biết rõ là gì, và đây là một kẻ hở của sự Thao túng, nhấn mạnh vào HÀNH ĐỘNG nhưng CÀNG ÍT HIỂU BIẾT càng tốt, hoặc HIỂU BIẾT TRONG PHẠM VI CHO PHÉP, và sự thao túng sẽ CÔ LẬP CÁC NGUỒN THÔNG TIN CẦN THIẾT để mình có thể cần biết nhiều hơn.

Cách thực hiện, sẽ là gieo vào đầu chúng ta rằng, không ai có thể GIẢI NGHĨA ĐÚNG LỜI KINH THÁNH ngoài họ. Sự duy nhất đúng và phủ nhận những gì ở bên ngoài.

'Những người Do Thái ở đây có tinh thần cởi mở hơn những người ở Tê-sa-lô-ni-ca; họ nhiệt thành tiếp nhận đạo, ngày nào cũng nghiên cứu Kinh Thánh để xét xem lời giảng có đúng không. ' (Công vụ 17:11, VIE2010)

Đây chính là tấm gương, sự KIỂM CHỨNG là rất quan trọng từ người nghe, không phải từ Uỷ ban, từ tổ chức có uy tín hay bất cứ bên thứ 3 nào, tất nhiên vai trò của họ sẽ rất hỗ trợ và giúp ích trong quá trình nghiên cứu. Nhưng Thánh Kinh mô tả đến những người Do thái ở Bê-rê, những người ‘đã biết’ và có Kiến thức về Kinh thánh, nhưng họ vẫn làm công việc KIỂM CHỨNG,

Kiểm chứng[4] là một quá trình cẩn trọng nghiên cứu, đánh giá và đưa ra lập luận, thường dùng trong ngành pháp y thời cổ đại. Như vậy đây là trách nhiệm sống còn, không phải chỉ là trong giảng đường đại học, hay trong thời gian học Thánh Kinh, nhưng nghiên cứu Thánh Kinh với sự Kiểm chứng chính là lối sống của chúng ta, trước hàng triệu lối giải nghĩa và giảng dạy Kinh thánh.

Hãy chú ý điều này  họ [Người Do thái ở Bê-rê] ‘ngày nào cũng nghiên cứu Kinh Thánh để xét xem lời giảng có đúng không.'

Vậy họ Kiểm chứng Lời Chúa để xác định người giảng có giảng Đúng không, không phải là họ chỉ tiếp thu điều mới mẻ, vì họ ĐÃ BIẾT LỜI CHÚA nên mới phân biệt được điều nào là ĐÚNG hay KHÔNG ĐÚNG. Khi nghe một sự giảng dạy hay giải thích Kinh thánh, khi bạn nói điều đó có kết luận ĐÚNG hay SAI, vì bạn đã BIẾT LỜI NGÀI. Bạn so sánh với những điều mình đã học hỏi.

Sự thao túng cho bạn một niềm tin vào điều họ muốn bạn Tin vào, không phải là điều mà Chúa muốn bạn Tin từ lời Ngài. Bạn đứng trước sự Lựa chọn:

(1) Bạn tin vào sự GIẢI THÍCH KINH THÁNH [Của người nghiên cứu này hay sự giảng dạy này]

hoặc (2) Bạn tin vào LỜI CHÚA

Bạn thường được thuyết phục để cho mình tin vào LỐI GIẢI THÍCH hơn là BẢN CHẤT THẬT của LỜI CHÚA.

Bạn được thuyết phục rằng, Thánh Kinh chỉ nhấn mạnh vào sự THỰC HÀNH, hiểu biết là điều cần nhưng đó không phải là sự Trọng tâm, sự Trích dẫn Kinh Thánh chỉ lấy một phân đoạn để giải thích, không làm rõ, đối chiếu và so sánh với các đoạn Kinh thánh khác, các bản dịch khác và truy tìm ngữ nghĩa nguyên bản, sẽ dấy lên một điểm về Chúa, làm cho người nghe chỉ nhìn thấy Chúa ở một điểm này, như ‘Ếch ngồi đáy giếng’, Đức Chúa Trời mà chúng ta nhìn thấy chỉ vỏn vẹn trong đường kính của miệng giếng, không hơn. Và đó là cách mà sự Thao túng ‘nhốt’ chúng ta dưới sâu đáy giếng và không thể nhin thấy một Đức Chúa Trời thực sự vĩ đại, màu nhiệm và diệu kỳ.

“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình.” ' (Lu-ca 10:27, VIE2010)

Hãy Yêu Chúa với (1) TẤM LÒNG (2) LINH HỒN (3) SỨC LỰC và (4) TÂM TRÍ. Không điều nào được bỏ sót, không điều nào cần nhấn mạnh theo mỗi hoàn cảnh hay tùy người thao túng có khả năng ở yếu tố nào. Chúng ta cần yêu Chúa trọn vẹn với những gì chúng ta có, bất cứ một sự nhấn mạnh nào sẽ làm lệch hướng tình yêu Ngài muốn chúng ta dành cho Ngài. Và sự Thao túng biết bạn nổi trội ở khía cạnh nào để dẫn bạn vào con đường của nó:

(1) Những người Nhạy cảm về Tâm linh, khuynh hướng về mối quan hệ và cảm xúc thì Sự thao túng sẽ biết những đoạn Thánh Kinh nào để thuyết phục bạn, cũng như cách Ma quỷ dùng chính xác đoạn Thánh Kinh để cám dỗ Chúa.

(2, 3) Những người ưu thích trải nghiệm sống mới mẻ, những trải nghiệm tâm linh… thì sự Thao túng sẽ nắm được nhu cầu này và cho chúng ta ở trong lối đi đang hấp dẫn với chính mình, không phải là Chân lý đầy đủ của Chúa được nói đến trong toàn bộ Kinh thánh.

(4) Những người ưu thích kiến thức, thì nó sẽ dùng Kiến thức để thu phục lòng mình

Như vậy, cách nhìn về Chúa trở nên méo mó, khiếm khuyết và đây là cách mà sự Thao túng muốn bạn TIN VÀO NHỮNG ĐIỀU MÀ HỌ MUỐN BẠN TIN mà XA RỜI NHỮNG ĐIỀU MÀ CHÚA MUỐN BẠN THỰC SỰ CÓ ĐỨC TIN VÀO NGÀI.

#Kinh nghiệm Kiểm chứng cá nhân: (Nếu thiếu 80% nội dung bên dưới, mà tôi không thể tìm được câu trả lời hoặc bằng chứng quá yếu thì thường tôi sẽ bỏ qua)

(1) Người giảng dạy, giải nghĩa có Nền Tảng thần học không?

(2) Nền tảng thần học của người đó đến từ Nền tảng giáo dục nào? Có chính thống hay tư nhân, nội bộ?

(3) Lối giải nghĩa có đầy đủ: Bối cảnh Lịch sử, văn hóa - Bối cảnh trong toàn bộ Thánh Kinh - Ngữ pháp Kinh thánh - Ngữ nghĩa nguyên bản - Các bản dịch so sánh

(4) Lối giải nghĩa có ghi rõ nguồn tham khảo (với tôi thường cần 30-50% là nguồn trích dẫn đáng tin). Nguyên tắc tôi thường dùng:

CRAAP[5]


 

 

Currency

[Tính đương thời]

•Ngày/ Tháng/ Năm xuất bản? 

•Tính đương thời sẽ xác định Chủ đề, Nội dung và Mục đích

•Thông thường trong phạm vi 3-5 năm

•Sự chuyển đổi có thể tùy theo chủ đề

•Ngoại trừ các chủ đề về Nghiên cứu Lịch sử, các nền tảng học thuật và nguồn nguyên gốc.

 

 

Relevance

[Tính liên hệ]

•Khối lượng, Phạm vi và Độ sâu có liên hệ đến chủ đề [giảng dạy] được đề cập

•Sự liên hệ đến chủ đề [giảng dạy] như thế nào?

•Nguồn có cung cấp thông tin cần thiết [đến sự giảng dạy]?

•Đọc giả của Nguồn trích dẫn là ai? [Có khác với người nghe của bạn?]

•Có liên hệ đến Nguồn khác không? Được công bố công cộng? Dành Cho người trưởng thành? Trẻ em?

•Có tìm kiếm đến các nguồn khác trước khi xác nhận việc sẽ dùng nguồn này [cho giảng dạy]?

 

 

Authority

[Thẩm quyền]

•Nguồn gốc của Dữ liệu này là gì?

•Nguồn gốc tác giả?

•Đồng tác giả?

•Cơ quan đại diện [Hợp pháp]?

•Sự ủy quyền [Hợp pháp] của tác giả đến từ ai?

•Tại sao tác giả có đủ thẩm quyền để viết nên chủ đề này?

 

 

Accuracy

[Độ chính xác]

•Sự đúng đắn và Đáng tin cậy của nguồn dữ liệu [có thể kiểm chứng?]

•Nguồn có cho bạn thông tin của chính nó được trích dẫn từ đâu?

•Nguồn trích dẫn [từ đâu? Từ Ai? Từ khi nào?..]

•Đường dẫn đến nguồn liên kế [Có công khai? Còn hiệu lực?]

•Nguồn trích dẫn bên trong văn bản?

•Nguồn dữ liệu là từ chuyên gia có chuyên môn?

•Có độ chính xác về cách đọc hiểu và Ngữ pháp?

•Ngôn ngữ và chủ đề sử dụng đúng chuyên môn?

 

 

Purpose

[Mục đích]

•Mục đích của chủ đề?

•Được cung cấp bởi một nghiên cứu học thuật?

•Là một chủ đề công khai?

•Có tính giải trí?

•Tính buôn bán?

•Đang thuyết phục bạn?

•Mục đích chính trị, tư tưởng, tôn giáo, có thiên kiến [theo chủ đề nhất định]

•Thiên kiến này có được xác định chính thức trên trang thông tin [của nguồn dữ liệu này cung cấp]

(Còn nữa )

 

 (Hãy theo dõi trên akoḗ hoặc MEDIATING ON SCRIPTURE để được cập nhật các học hỏi, và chia sẽ rộng rãi nếu bạn thấy điều này là ích lợi)


Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe!” (Mác 4:23, VIE2010)


**********
"...họ nhiệt thành tiếp nhận đạo, ngày nào cũng nghiên cứu Kinh Thánh để xét xem lời giảng có đúng không." (Công vụ 17: 11, VIE2010)
Bạn hãy đảm bảo rằng bạn luôn đọc Kinh thánh của mình trước, dành thời gian để kiểm chứng dưới ánh sáng của Chân Lý, khi đọc tất cả những bài viết tại đây.

**********


[1] George K. Simon, Sói Đội Lốt Cừu: Kẻ Hiếu Chiến Ngầm và Các Thủ Thuật Thao Túng Tâm Lý [In Sheep’s Clothing: Understanding and Dealing with Manipulative People], trans. Nguyễn Hưởng and Hạo Nhiên (Hồ Chí Minh: NXB Kinh Tế TP.HCM, 2020).

[2] Strong’s Concordance, “3887. Paramenó [to Remain beside or near/Tiếp Tục Duy Trì],” Bible Hub: Search, Read, Study the Bible in Many Languages (Online Parallel Bible Project, n.d.), accessed July 15, 2024, https://biblehub.com/greek/3887.htm.

[3] Strong’s Concordance, “3887. Paramenó [to Remain beside or near/Tiếp Tục Duy Trì].”

[4] Strong’s Concordance, “350. Anakrinó [ to Examine, Investigate/ Kiểm Chứng],” Bible Hub: Search, Read, Study the Bible in Many Languages (Online Parallel Bible Project, n.d.), accessed July 15, 2024, https://biblehub.com/greek/350.htm.

[5] University of North Carolina at Pembroke, “Evaluating Sources: CRAAP Test,” Education, Mary Livermore Library, last modified June 19, 2024, accessed July 17, 2024, https://libguides.uncp.edu/researchhelp/evaluatesources.

Comments