SUY NGẪM LỜI CHÚA-NHỮNG LỜI "TRÍCH DẪN" (Phúc âm Ma-thi-ơ #3)
Ma-thi-ơ 3, VIE2010
Hãy cẩn trọng với những lời khuyên, 'học hỏi vừa phải', 'không cần biết quá
nhiều', 'quan trọng là tấm lòng, tri thức không cần nhiều…' những lời khuyên kiểu
này đi ngược với mệnh lệnh Chúa rằng: hãy yêu Ngài trọn vẹn Tấm lòng, Tâm trí,
Năng lực (Ma-thi-ơ 22:37, VIE2010)
Thói quen kiểm chứng [phản biện] cần được thực hành mỗi khi nghe giảng dạy:
(*) Người phát ngôn quan điểm, đang biết về quan điểm tuyên bố không, biết
như thế nào [hay chỉ qua nghe kể, tài liệu… hay trực tiếp tiếp xúc, thực
hành..]
(**) Quan điểm này dựa trên nền tảng nào?
(***) Nền tảng này đang được hiểu đúng không ?
(****) Mức độ Hiểu đúng ở trình độ nào? Ai công nhận? Người [hoặc tổ
chức] nào xác nhận? Lịch sử của quan điểm đang ở trong tình trạng nào? [Bị phản
đối, đã hết thời…] và vì sao mình biết?
(*****) Quan điểm của TOÀN BỘ KINH THÁNH là gì? [Vì rất nhiều học giả, nhà
nghiên cứu… chỉ lập luận dựa trên một trích đoạn, một phần Kinh thánh để giải
thích, biện minh cho quan điểm của mình]
Trong tất cả các thư tín, ông đều đề cập đến những điều nầy. Các thư của ông
có một vài điều khó hiểu mà những kẻ dốt nát và không vững vàng đã xuyên tạc,
như họ đã làm với các phần khác trong Kinh Thánh, để chuốc lấy sự hủy diệt cho
chính mình. (II Phi-e-rơ 3:16 VIE2010)
Tôi thừa nhận mình dốt nát và không vững vàng, nhưng tôi sẽ không xuyên tạc
lời Chúa, bởi sự kính sợ cơn giận của Ngài, điều này đủ kinh khiếp để ám ảnh
tôi rằng, cẩn trọng giảng dạy là điều mình cần đôi mắt Chúa dò xét khắp nơi,
ngay cả sự kín dấu trong tâm trí.
Và bởi sự dốt nát ấy và không vững vàng của bản thân, tôi sẽ tìm học biết Lời
Chúa để giữ mình trong Ngày phán xét. Sự dễ dãi trong cách chúng ta DẠY và cả
trong cách chúng ta NGHE, đang tạo nên một tình huống nguy hiểm trong đời sống
tâm linh của các bạn.
*Những người DẠY, hãy cẩn trọng,
Thưa anh em của tôi, trong anh em không nên có nhiều người tự lập làm thầy,
vì anh em biết rằng hễ là thầy, chúng ta sẽ phải chịu phán xét nghiêm khắc hơn.
(Gia-cơ 3:1 VIE2010)
Và đây là một Ân tứ của Đức Thánh Linh (Rô-ma 12:7, 1 Cô-rinh-tô 12:28,
Ê-phê-sô 4:1-12), nên câu hỏi đầu tiên của tôi dành cho người Dạy, rằng Đức
Thánh Linh có đang hiện diện cùng người đó, vì Ngài chính là “giáo trình” [1].
Và vì lý do đó, không thể có một sự tùy tiện rằng ai cũng có thể dạy lời Chúa,
hay tin rằng mình có thể hay muốn trở thành Thầy, sự tự phong chức hay mang
danh như thế thật nguy hiểm, và chắc hẳn sự giảng dạy ấy những người Nghe, người
Học hãy quan sát:
Mọi người đều kinh ngạc về sự giảng dạy của Ngài vì lời Ngài đầy uy quyền.
(Lu-ca 4:32 VIE2010).
*Những người NGHE, hãy lưu ý,
(*) Chúng ta đang nghe AI?
(**) Chúng ta đang nghe CÁI GÌ?
(***) Chúng ta có Kiểm chứng 'AI đang nói?' và 'CÁI GÌ đang được truyền
thông?'
Vậy, hãy cẩn thận về cách các con nghe. Vì ai đã có sẽ được cho thêm, còn ai
không có sẽ bị cất luôn điều họ nghĩ là mình có.” (Lu-ca 8:18 VIE2010)
Tại sao các con không biết rằng Ta không muốn nói về bánh? Hãy đề phòng men
của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê.” Khi ấy, các môn đồ mới hiểu rằng Ngài không bảo
đề phòng về men làm bánh, nhưng về sự dạy dỗ của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê.
(Ma-thi-ơ 16:11-12 VIE2010). Sự Nghe ‘đại trà’ và cũng ‘tùy tiện’ trong
hàng triệu trích dẫn nhưng thiếu suy xét, sẽ khiến cho một chút men sẽ lan ra
cho toàn bộ con người mình, từ Nhận thức đến tấm lòng, đến những nền tảng chúng
ta xây dựng nên… cho chính mình, cho gia đình mình, và nguy hai hơn cho cả những
người sẽ nghe chúng ta Giảng dạy lại.
Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe!” (Mác 4:23, VIE2010)
[1]
Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Cơ Đốc Giáo
Dục: Các nền tảng cho thế kỷ 21 (California: Union University of
California, 2007), 23.
Comments