'Thao Túng' trong việc Giải Nghĩa Kinh Thánh Phần #2 (Loạt bài về Sự Thao Túng Thuộc Linh )
LỜI CHÚA: SỰ LẠM DỤNG VÀ LÀM BIẾN DẠNG CHÂN LÝ
Hãy kiểm tra cách mà Thánh Kinh bị lạm dụng và bóp méo trong sự ‘Thao túng
Thuộc Linh”, Sự đa dạng trong bối cảnh văn hóa đã xác định khung nhìn và đọc lời
Chúa, lời Chúa được diễn giải dưới văn hóa Á Đông, dưới triết lý Hy-Lạp, dưới
chủ nghĩa Hiện sinh hay tư tưởng lãnh đạo đương thời. Hay nói một cách khác,
thay vì đọc lời Chúa như nguyên nghĩa và là một phần của toàn bộ Kinh thánh,
người đọc và giải nghĩa nhìn lời Chúa bởi những góc nhìn khác từ vị trí của
mình[1]
[người có nhiều kinh nghiệm, người ít kinh nghiệm, người học nhiều, người
học ý, người chuyên Lý, người chuyên Văn….] và chúng ta cho rằng góc nhìn đa dạng
ấy khiến cho việc đọc Thánh Kinh rất thú vị vì nhiều tầng nghĩa. VÀ ĐÂY LÀ ĐIỀU
NGUY HIỂM KHI CHÚNG TA LÀM MÉO MÓ LỜI CHÚA TỪ QUAN ĐIỂM RIÊNG CỦA BẢN THÂN.
Hãy kiểm tra việc đọc Thánh Kinh của bạn, và sự giảng dạy Lời Chúa mà bạn
đang được nhận để quay trở lại với nền tảng đúng.
❑ Lời Kinh thánh được giải thích đi quá xa bởi thẩm quyền của người giải
thích [ngoài người đó (hoặc tổ chức) ra thì không ai có thể giải thích đúng và
không cho phép ai giải thích khác việc Lời Chúa được giải nghĩa tại đây]
❑ Sử dụng đoạn Thánh Kinh với lập luận rằng, ‘Đây là thẩm quyền của người được
chọn’ [bạn không được phép chạm vào], lời giải thích không thể bị phê phán, phản
biện vì nếu làm vậy tức là bạn đang chống lại Đức Chúa Trời
❑ Nhấn mạnh vào sự tin cậy trong mối quan hệ [hơn là lý lẽ đúng hay chân
lý], cần có đức tin vào người đã giải nghĩa, bám sát vào họ và thể hiện sự
trung thành tuyệt đối
❑ Phủ nhận ý kiến cá nhân người giải nghĩa hay đang lãnh đạo bạn, có nghĩa
là tội lỗi, và bạn đang phạm tội
❑ Dù Nhấn mạnh vào sự phục vụ của chức vụ, nhưng thực thế thực hành thì sự
thao túng ‘mượn’ những sự kiện công khai hay riêng tư để chỉ trích ngược lại những
ý kiến khác.
❑ Sự thao túng rất nhấn mạnh sự Tin cậy vào sự dẫn dắt, như cách các Sứ đồ
đã tin cậy vào Chúa [và quên mất mình thực sự đang là ai? và Nền tảng của sự
Tin cậy là gì? Và Chân Lý bị hạ thấp hơn so với Mối quan hệ], sự vâng lời được
đề cao và không nên thắc mắc, vì đặt câu hỏi phản biệt hay nghi ngờ có nghĩa là
mình đang không tin vào mối quan hệ, bạn đang phá vỡ sự đoàn kết, và bạn sẽ có
tội nếu làm điều đó.
❑ Phớt lờ, hoặc ít giảng dạy hoặc chia sẽ những đoạn Thánh Kinh nói về sự
khiển trách hay dạy dỗ của Cháu về những lãnh đạo tôn giáo
❑ Người đi theo sẽ được kiểm soát, chỉ dạy, được tư vấn - cố vấn cho tất cả
mọi lĩnh vực trong đời sống, dù điều ấy có hay không có trong lời Kinh Thánh.
Người tư vấn có hiểu biết hay không về lĩnh vực này.
❑ Sự giảng dạy sẽ đâu đó ‘loanh quanh’ trong phạm vi Kinh Thánh, nên chúng
ta cần linh hoạt trong sự vâng lời, được nói đến hay không được nói đến, thì những
sự tư vấn rất có giá trị với bạn để vâng lời và trung thành.
Các nghiên cứu và danh sách trên đây được tham khảo từ sách: Những đoạn
Thánh Kinh bị 'vặn méo' (2000) của Mary Alice Chrnalogar [2]
(Hãy theo dõi trên akoḗ hoặc MEDIATING ON SCRIPTURE để được cập nhật các học hỏi, và chia sẽ rộng rãi nếu bạn thấy điều này là ích lợi)
Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe!” (Mác 4:23, VIE2010)
[1]
James W. Sire, Scripture Twisting: 20 Ways
the Cults Misread the Bible (Downers Grove, Illinois: Inter Varsity Press,
1980), 28.
[2] Mary Alice Chrnalogar, Twisted Scriptures : Breaking Free from Churches That Abuse (Grand Rapids, Mich.: Zondervan Pub. House, 2000), 6, https://archive.org/details/twistedscripture0000chrn.
Comments